Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Thế nào gọi là Sóng lừng?


Thế nào gọi là Sóng lừng?

Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thần và sóng lừng. Sóng thấn là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất và đã được nghiên cứu khá kỹ, nhưng sóng lừng cho đến nay vẫn là hiện tượng gây nhiều tranh cãi.

Từ giữa mặt biển phẳng lặng, bất ngờ dựng lên một bức tường nước khổng lồ, đổ sụp xuống và tan biến… Đó là chân dung sơ bộ nhất về một cơn sóng lừng.

Hai thuỷ thủ của chiếc tàu chở dầu khổng lồ tên là Esso Langedoc mang quốc tịch Panama đã bỏ mạng vì sóng lừng ở vùng biển thuộc Ấn Độ Dương, gần Nam Phi. Theo lời kể của thuyền phó Phillip Leageour, lúc bất giờ thời tiết tuy không tốt song chưa thể gọi là biển động . Bất ngời từ mặt biển cách mạn tàu bên phải vài chục mét, một bức tường bằng nước dài hàng nghìn mét đột ngột dựng lên, chồm tới với cái lưỡi xoắn cuộn trên đầu, càn băng qua con tàu, chạy tiếp rồi đổ ụp xuống cách mạn trái tàu vài trăm mét. Buồng chỉ huy cao ngất nghểu, cả ngọn ăng ten là khoảng 30 mét tính từ mặt nước, vậy mà tất cả đều chìm ngập trong nước khi con sóng lướt qua. Sau phút kinh hoàng ấy, người ta thấy thiếu hai trong số các thuỷ thủ bấy giờ đang làm việc trên boong. Họ đã bị luỹ nước cuốn theo và nhận chìm xuống đáy biển khi nó đổ sụp xuống.

Tàu Esso Langedoc vẫn còn may mắn vì sóng lừng chỉ lướt qua. Năm 1980, trong vùng biển Nhật Bản, chiếc tàu chở hàng Derbeashir của Anh đã bị một con sóng lừng đổ ụp lên đầu và nhấn chìm ngay tức khắc. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn 44 người bỏ xác đáy biển.

Theo số liệu thống kê mới đây của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), trong hai thập niên gần đây nhất, có khoảng 200 chiếc tàu biển bị sóng lừng làm đắm, trong đó có 22 con tàu khổng lồ được mệnh danh là “không thể đánh chìm”. Tổng cộng hơn 600 người bị thiệt mạng. Còn theo tính toán của trung tâm nghiên cứu tai nạn hàng hải Đức thì trên khắp các đại dương, mỗi tuần ít nhất có hai con tàu bị sóng lừng làm hư hại hoặc gây thiệt hại về người.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét