Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Tại sao có một số thực vật lại có độc?


Tại sao có một số thực vật lại có độc?
Thực vật khác loài, do kết quả hoạt động sinh lý của chúng không giống nhau, tạo thành vật chất có tính chất khác nhau tích luỹ trong thân của chúng. Ví dụ như lá của rau cần, rau chân vịt và rau thơm có mùi vị khác nhau chính là nguyên nhân này. Những tích luỹ của một số thực vật là vật chất độc, đi vào bên trong cơ thể con người và gia súc thì có thể phát sinh tác dụng của độc tính, làm tổn hại đến tổ chức tế bào, dẫn đến trở ngại về cơ năng, bệnh tật hoặc tử vong, do đó chúng được gọi là thực vật có độc.

Chủng loại và tính chất của vật chất có độc trong thực vật rất phức tạp, ở đây chỉ nói đến một số loại quan trọng . Nói từ tính chất hoá học, vật chất có độc của thực vật chủ yếu có : Kiềm thực vật, glucoxit, saponin, protein và những độc tố khác vẫn chưa rõ. Kiềm thực vật là có hợp chất hữu cơ có chứa nitơ trong thân thực vật, như kiềm cây thuốc lá chứa trong lá và hạt giống của cây thuốc lá, độc tố của cây nấm độc chưa trong cây nấm. Glucoxit là sản vật của sự kết hợp giữ đường và gốc hiđroxit (-OH), như glucoxit khổ hạnh nhân chứa trong hạt bạch quả và khổ hạnh nhân. Saponin là hợp chất rất phức tạp, sau khi hoà tan trong nước, lắc một chút là có thể tạo thành bọt, như saponin cù mạch chứa trong hạt cù mạch. Protein là chỉ vật chất có độc có tính chất protein, như protein thầu dầu trong hạt giống của thầu dầu, chất ba đậu trong hạt giống ba đậu. Vật chất có độc không chỉ tính chất khác nhau trong các thân thực vật mà vị trí phân bố cũng khác nhau, có loại ở những bộ phận khác nhau của cây đều có độc, có loại ở những bộ phận khác nhau ở cùng một cây thực vật có những vật chất có độc ở những mức độ khác nhau. Do sự khác nhau về kỹ thuật trồng trọt. Đất trồng và sự thay đổi về năm, giai đoạn phát dục, vị trí và thời tiết nên hàm lượng độc tính của thực vật có độc cũng khác nhau.
Gluxit hạnh nhân chứa trong hạt giống của bạch quả và hạnh nhân hoà tan trong nước có thể sinh axit cyanogen có độc tính rất cao, trẻ em nuốt một lượng nhỏ thì sẽ mất đi tri giác, trúng độc mà chết. Khoai tây sau khi đưa ra ánh sáng chuyển sang mầu xanh hoặc nảy mầm, ở phần này sinh ra một loại độc tố có tên là “ Long quỳ tinh”. Người ăn vào sẽ dẫn đến bị trúng độc, sinh ra các triệu chứng như nôn, ỉa chảy. Các loại hạt khác như đào nhân, thầu dầu sau khi ăn sẽ bị trúng độc. Hiểu được những quy tắc này thì có thể phòng chống trúng độc và áp dụng các biện pháp cứu chữa kịp thời. Có một số thực vật có độc sau khi bỏ độc tố thì có thể tiếp tục dùng được, nói một cách thông thường, rau dại sau khi ngâm và rửa qua nước hoặc nấu chín rồi lại ngâm, làm cho hết vị chát và đắng thì có thể khử hết độc tính; Đương nhiên cũng có một số thực vật như nấm độc thì cho dù có ngâm rửa, nấu chín như thế nào đều không thể khử được độc tính. Do vậy, những thức vật không biết thì cần phải tìm hiểu xong mới có thể sử dụng, để tránh sau khi ăn nhầm rồi bị trúng độc.

Một số thực vật có chứa vật chất có độc, đặc biệt là thuộc những thực vật có tính kiềm thực vật, có thể dùng để chế tạo ra thuốc. Ví dụ, như lá và rễ của cây cà dược và cà độc dược có chứa kiềm lương đang và atropin, có độc, có thể làm cho con người hưng phấn, hôn mê, nhưng khi dùng một lượng nhỏ trong y học lại trở thành bài thuộc trị bệnh phong thấp, thở dốc, bụng đau quặn; Hoa của cà độc dược là hoa dương kim mà Đông y cổ đại dùng để làm thuốc gây mê; Khi bị trúng độc moócphin trong quả thuốc phiện có thể dẫn tới liệt hô hấp, nhưng trong y học khi sử dụng với liều lượng thích hợp thì lại trở thành bài thuốc dừng đau nhanh. Do đó hiểu được loại thực vật nào có độc và trong chúng có chứa loại độc tố nào có ý nghĩa rất quan trọng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét