Long Hổ Hội trong đàn tranh Việt Nam
1. Long Hổ Hội trong đàn tranh 1.
(tay phải)Bài Long Hổ Hội trên đây tuy viết theo Solfège trong Tân nhạc nhưng được chia nhịp (mesure) theo cách chia nhịp trong nhạc Truyền Thống Việt nam, nhịp chánh nằm ở cuối nhịp .
Bài Long Hổ Hội nằm trong nhạc Cung Đình Huế và trong Nhạc Tài Tử Nam Bộ. Bài này được xếp vào loại nhạc theo điệu Bắc (vui) .
Nhạc Truyền Thống Việt Nam chia nhịp khác với nhạc Âu Mỹ . Mỗi bài nhạc gồm có nhiều câu . Nhịp chánh nằm ở cung cuối cùng của mỗi trường canh (mesure) .
Bài Long Hổ Hội có bảy câu, trong bản đàn mỗi câu được đánh số trong hai dấu ngoặc. Người học đàn thường theo cách chia này để học đàn từng câu .
Các bạn tập ngón tay phải, chú ý các cung có dấu phẩy (,) phải đờn bằng ngón trỏ hay ngón tay giữa . Các cung không có dấu phẩy đờn bằng ngón tay cái .
Xin mời nghe bài đàn
Xem thêm các bài viết về Cây Đàn Tranh Việt Nam và tự học đàn Tranh
Long Hổ Hội trong đàn tranh Việt Nam1. Long Hổ H ...
Tập ngón nhấn trong Đàn Tranh Việt Nam1. Tập Ngó ...
Lên Dây đàn Tranh cho Tân NhạcXem thêm: Các ...
1. Cách gẩy đàn tranhĐể gẩy đàn tranh, dùng móng ...
Cách lên dây đàn Tranh trong nhạc Tài Tử Nam BộC ...
Lên dây đàn tranh Việt NamPost này sẽ hướng dẫn ...
Tự học đàn tranhSeries post này mình sưu tầm trê ...
2. Long Hổ Hội trong đàn tranh Việt Nam 2
(Tập hai tay – ngón rung)
Bài Long Hổ Hội này bạn đã tập với ngón tay phải ở bài số 9 . Hôm nay chúng ta xử dụng thêm bàn tay trái để tạo nốt rung . Xin đọc bài số 10 nói về ngón rung trước khi tập bài này .
Bài Long Hổ Hội này được xếp vào loại nhạc theo điệu Bắc (vui) trong nhạc Truyền Thống Việt Nam . Trong điệu Bắc (vui), ngón rung chỉ được áp dụng trên hai cung Xự (La) và Cống (Mi) . Nếu rung trên các cung khác, tức là đàn sai điệu .
Để tạo ngón rung, đặt hai ngón trỏ và giữa một cách mềm mại tự nhiên trên dây đàn, phía bên trái của con nhạn và cách con nhạn khoảng 10 cm . Khi đặt hai ngón tay của bàn tay trái trên dây rồi, khuỷu tay trái của bạn vẫn còn ở vị trí cong cong, bởi vì nếu bạn phải với tay thẳng ra quá xa, thì tự nhiên tay của bạn bị căng ra không thể rung được một cách dễ dàng .
Bây giờ bạn gẩy dây bằng tay mặt và ngay sau đó không chần chờ gì cả, bạn se sẽ rung hai ngón tay trái của bạn một cách nhẹ nhàng . Trong khi rung, điều quan trọng là hai ngón tay của bạn luôn dính với sợi dây đàn . Nếu bạn nhấc tay lên rồi mới rung tức thì bạn tao ra tiếng mổ chứ không còn là tiếng rung nữa .
Xin mời nghe bài đàn
3. Long Hổ Hội trong đàn Tranh Việt Nam 3
(Tập hai tay, ngón rung và chữ Á)
Xin mời nghe bài đàn
4 Long Hổ Hội trong đàn tranh 4
(Tập hai tay, song thanh, ngón rung và chữ Á)Xin mời nghe bài đàn
Chúc các bạn thành công . Tác giả Phạm Văn Vĩnh chủ biên. Bài viết sưu tầm từ link gốc phía trước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét