Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Kĩ thuật ghép cây hoa mai

Kĩ thuật ghép cây hoa mai

Kĩ thuật ghép cây hoa mai
Kĩ thuật ghép cây hoa mai
Bài viết Kĩ thuật ghép cây hoa mai sưu tầm trên mạng, lôi về giúp các bạn nào yêu cây cảnh. Viết bởi/Nguồn: Đỗ văn Lô - CCVN    


Ghép mai thực không đơn giản, xin giới thiệu một số hình ảnh cách ghép cho mai được bàn luận trên diễn đàn caycanhvietnam.com của Đỗ văn Lô:

Ghép bo (chồi ngũ):

Chuẩn bị: cành giống, kéo cắt cành, dao ghép, dây quấn


Kĩ thuật ghép chồi cho hoa mai


Kĩ thuật ghép cây hoa mai
Kĩ thuật ghép cây hoa mai
Mở cửa sổ:
 Góc nhìn khác:

 Lấy 1 mắt lá của cành mai giống(mai dảo, mai cúc,...) nhớ chừa cuống lá lại cho dễ thao tác:

 Đặt vào cửa sổ:
Kĩ thuật ghép cây hoa mai
 Lảy bỏ cuống lá, quấn dây(nhẹ tay) nhớ quấn từ dưới lên như lợp nhà, để nước không lọt vô vết ghép:

 Kết thúc quấn dây:
 Ghép chồi
Cũng mở cửa sổ như trên.
Chồi ghép:

Kĩ thuật ghép cây hoa mai

Kĩ thuật ghép cây hoa mai
 Đặt chồi ghép vào cửa sổ:
Kĩ thuật ghép cây hoa mai
 Trước khi tròng bịch nilong thì cho 1 ít nước vào đó và vò bịch cho nhàu để tăng độ ẩm trong bịch và giảm cường lực nắng?
-Cũng tốt nhưng không cần lắm. Bọc ni lông mới toanh, cắt 1 cây hoặc 1 chồi tròng vô, 20 phút sau mồ hôi (hơi nước) bên trong bọc mịt mù luôn,có lẽ do cây hút nước lên. Khoảng 1 giờ sau kiểm tra lại, bọc nào không có hơi nước thì chắc chắn bọc đó bị thủng. Cây mình đã mang vô mát thì sợ gì ánh sáng,để ý thấy cây nào ghép mà đem vô chổ mát quá (dưới tán cây măng cụt, mát lạnh....) thì tược ghép bị yếu hơn, tốt nhất là che lưới lan có độ cản quang là 50%.
Các bạn cũng nên để ý, khoảng không khí bên trong bọc không cần nhiều.
Quấn dây nhớ chừa chồi ra ngoài:
 Tròng bịt ni lông cho chổ ghép, đem cây vô mát:
Kĩ thuật ghép cây hoa mai

Các câu hỏi:
Ghép trực tiếp vô thân luôn thì nhánh ghép có phát triển nhanh không?
- Ghép trực tiếp vô thân chỉ là biện pháp tình thế, khi cây không mọc chồi đủ, hoặc những cây có thể tạo dáng bonsai đòi hỏi cành phải xuất phát đúng chổ, góc cành là phải xác định. Ghép như vậy hơi hơi khó nuôi, chậm lớn hơn.
Cây mới đánh lên có ghép ngay được không (lúc chưa bật chối vào tháng giêng AL) thời điểm ghép tốt nhất vào tháng mấy?
-Nếu cây mai còn nhỏ (khả năng tái sinh cao) và lúc bứng đứt ít rể thì cũng có thể ghép ngay. Mục đích nuôi cây mạnh trước khi ghép là để cho dễ dính, và khi dính dễ nuôi.
Mùa nào ghép mai cũng dính, nhưng do cây mai chỉ sinh trưởng mạnh từ tháng 1 âl đến tháng 7 âl nên bọn tôi thường chỉ ghép mai từ tháng 12 âl đến tháng 4 âl. Nhằm cho chồi ghép phát triển thuận mùa (thiên thời). Nếu ghép vào các tháng khác, chồi ghép chỉ phát triển 1 đến 2 cơi đọt là vào mùa sinh sản, chồi ghép đóng nụ, chậm phát triển kéo theo làm yếu rể cây mai do không đủ lá quang hợp nuôi rễ, không đủ lá giúp cây hút nước trong mùa mưa dầm tháng 7-8-9 âl.
Tuổi thọ của nhánh ghép là bao lâu?
-Những cây mai ghép trồng dưới đất sống tốt 15-17 năm rồi (mai dảo Thủ Đức).
Cành giống lấy trên những cây mai đã ghép có được không?
-Bạn chọn những cành khỏe mạnh, không sâu bệnh, nằm ở vị trí đủ ánh sáng là được. Đâu cần phải mai giống nguyên thủy, bạn an tâm vì ghép là sinh sản dinh dưởng nên không lo F1, F2.
Có 1 cây mai hoành 300 mọc rễ cám rất nhiều nhưng 7 tháng nay không hề ra một cái chồi nào. Thân nó thì nổi lằng to như ngón tay?
-Thử ghép chồi non ( cách 2) vào cây xem sao, có  cây cũng gặp tình trạng như trên, thế là ghép chồi non vào, kết quả là hiện nay cây đang rất sung sức đó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét