Đế quốc Ôt-tô-man ra đời như thế nào?
Giữa thế kỷ XIII, Tiểu Á rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đế quốc Đông La Mã hùng bá Tiểu Á mấy thế kỷ lúc này đang lấy Ni-xê làm cứ điểm đấu tranh giành lại Công-xtan-ti-nôp bị Thập tự quân chiếm. Người Tuyêc-xen-guc một thời cường thịnh đã bị quân Mông Cổ đánh cho tan tác khi họ xâm nhập Tiểu Á. Một nhóm thủ lĩnh người Tuyêc chiếm lĩnh các sơn trại, tranh giành lẫn nhau, Tiểu Á trở nên vô chủ.Tại miền Bắc Tiểu Á giáp ranh với Đế quốc Đông La Mã, một số võ sĩ theo đạo I-xlam kéo bè kết đảng tự xưng là các “Ca chi”, họ giương ngọn cờ “Thánh chiến” của đạo I-xlam, nhiều lần đánh chiếm lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã. Một người tên là An-tô-crun, một thủ lĩnh người Tuyêc ở thảo nguyên Trung Á đã tập hợp được khá nhiều “Ca chi” rất thiện chiến, nhờ đó mà ông đã không ngừng mở rộng vùng đất. Năm 1282, An-tô-crun tạ thế, con của ông là Ô-man lên kế nghiệp, đã đánh bại Đế quốc Đông La Mã, chiếm thêm một vùng đất lớn.
Khoảng năm 1300, Ô-xman tuyên bố độc lập, tự xưng là A-mia (nguyên thủ). Quân của Ô-xman đều được gọi là “Ô-man Tuyêc”. Năm 1317, Ô-xman tiến công thành Pu-ru-xa. Thành này là một nơi hiểm yếu của Đông La Mã phía Bắc Tiểu Á, được phòng thủ rất chặt. Sau khi chiếm được thành Pu-ru-xa, Ô-xman đóng đô tại đây, khống chế eo biển Đac-đa-nen, con đường quan trọng thông sang châu Âu. Nước mới thành lập này mang tên ông, gọi là đế quốc Ôt-tô-man.
Năm 1926, Ô-xman lìa đời, con của Ô-xman là Un-ban lên kế vị. Ông xây dựng một đội quân thường trực hùng mạnh, liên tục xâm lược các nước xung quanh. Trong 10 năm, cơ bản đã gạt hẳn thế lực Đông La Mã ra khỏi Tiểu Á. Un-ban cũng coi trọng cả về mặt chính trị, bước đầu xây dựng được các thể chế của một Quốc gia, thực hiện chế độ tuyển quân, phong đất cho người có công, coi trọng giáo dục, xây dựng trường học của người Ôt-tô-man. Un-ban còn lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ của Đông La Mã để can thiệp vào. Năm 1354, Un-ban chiếm lĩnh Ca-ri-pô-ri, xây dựng Pháo đài đầu tiên, đầu cầu đánh chiếm châu Âu. Con ông là Mu-rat sau khi kế vị không gọi là A-mia nữa, tự gọi là Xun-tan, tiếp tục tăng cường tấn công Đông La Mã. Năm 1361 chiếm thị trến quan trọng là Pháo đài A-tơ-ri-a và dời đô về đó, đổi tên là Ê-tin-nây. Bấy giờ người Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng đổ dồn về Ban-căng. Đế quốc Đông La Mã chỉ còn giữ lại được thành Công-xtan-ti-nôp đơn lẻ. Thừa cơ Đế quốc Ôt-tô-man thôn tính luôn phần đất miền Nam Xan-vê-a của các nước vùng Ban-căng. Năm 1396, quân Ôt-tô-man dưới sự chỉ huy của Xun-tan Ba-ê-rai đã chiến thắng đội quân Thập tự quân của nhiều nước châu Âu (do Giáo hoàng giúp đỡ) tại Nê-khơ (trên đất Bungari ngày nay). Đến cuối thế kỷ XIV, Đế quốc Ôt-tô-man đã kiểm soát toàn vùng Ban-căng.
Năm 1402 trong cuộc đại chiến với Đế quốc Ti-mua ở Trung Á, Xun-tan Ba-e-rai bị bắt sống. Đế quốc Ôt-tô-man suy yếu trong một thời gian.
Năm 1451, Mô-ha-met đệ nhị kế vị, quyết tâm tiêu diệt Đông La Mã. Tháng 4 năm 1453, Mô-ha-met II đích thân dẫn đại quân đánh chiếm Công-xtan-ti-nôp. Đế chế Đông La Mã tồn tại hơn 1000 năm đã bị diệt vong. Bốn năm sau, Mô-ha-met II lại dời đô đến Công-xtan-ti-nôp, đổi tên là I-xtan-bun.
Thời kỳ Xê-ri-mu thống trị, Đế quốc này lại chiếm Xi-ri, Ai Cập, Mai-ca Mai-ti-na. Từ năm 1520 đến năm 1566, người kế vị Xê-ri-mu là Xu-li-man I đạt đến thời kỳ cực thịnh. Vị chính trị gia, quân sự gia nổi tiếng này được tôn xưng là Đại đế. Ông liên tục chinh chiến ở Trung Âu, Tây Á và Bắc Phi. Năm 1521 ông dẫn quân chiếm Ben-gơ-rat. Năm 1526 đi đánh Hungari, 29-8 chiếm thủ đô Bu-đa, tiêu diệt Hungari. Năm 1529 ông lại dẫn đại quân đánh Viên, khiến cho cả châu Âu rung động. Ở châu Á, họ nhiều lần đánh bại Ba Tư, chiếm Irắc, Croatia, Tây Ac-mê-ni. Ở Bắc Phi, họ lần lượt chiếm Li-băng, An-giê-ri, Tuy-ni-di tranh hùng trên Địa Trung Hải. Lúc này họ trở thành một Đế quốc lớn xuyên qua 3 châu lục Âu, Á, Phi
Cái chết của Xu-ri-man đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ cực thịnh của Đế quốc Ôt-tô-man. Năm 1572, hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ bị liên quân Vơ-ni-dơ và Tây Ban Nha tiêu diệt. Từ đó đế quốc Ôt-tô-man suy yếu dần. Đến năm 1922, Đế quốc Ôt-tô-man chấm dứt sau cuộc cách mạng Cộng hoà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét