Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Có phải Mặt trăng vô danh?


Có phải Mặt trăng vô danh?

Các thiên thể quay quanh các hành tinh trên một quỹ đạo nhất định đều được gọi là mặt trăng. Chúng cũng có tên riêng, như các mặt trăng của sao Thiên Vương mang tên các nhân vật trong vở kịch của Shakespeare: Desdemona, Juliet, Rosalind, Calinban và Sycorax… Nhưng mặt trăng của Trái đất dường như lại vô danh.

Sự thật không phải như thế.


Các mặt trăng trong hệ Mặt trời của chúng ta được Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đặt tên theo những đặc điểm nổi bật của chúng. Thậm chí, miệng núi lửa trên tiểu hành tinh Eros còn mang cái biệt danh… chẳng giống ai: Lolita – cái tên liên quan đến ái tình.

Một vài năm trước đây, có hai cô bé học sinh Australia gửi thư tới tạp chí New Scientist cho biết họ đã phát hiện mặt trăng không có tên và họ quyết định gọi nó là Dijon. Nhưng cái tên này đã nhanh chóng bị quên lãng.

Đương nhiên mặt trăng có một cái tên, đó chỉ là vì không có ai sử dụng nó ngoài các nhà thơ.

Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt tên tất cả những vật thể trên trời mà họ nhìn thấy và các hành tinh của hệ Mặt trời được đặt tên theo các vị thần của họ, chẳng hạn Jupiter (sao Mộc - thần mưa), Saturn (sao Thổ - thần nông), Mars (sao Hoả - thần chiến tranh), Venus (sao Kim - thần vệ nữ)… Mặt trời được gọi là Apollo (thần Mặt trời) theo tiếng Hy Lạp và Phoebus theo tiếng La Mã.

Mặt trăng được gọi là Artemis theo tiếng Hy Lạp và Diana (thần săn bắn) hay Luna theo tiếng La Mã. Từ cái tên Luna này, chúng ta có tính từ Lunar, chỉ đặc tính của mặt trăng, để phân biệt với các mặt trăng của các hành tinh khác.

Do Luna là mặt trăng duy nhất chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, người ta quen gọi nó là Mặt trăng. Chính vì vậy, khi một người nào nói đến mặt trăng là nói đến Luna.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét