Nếu đặt quả táo bị nhăn dưới nắp bơm và hút hết không khí, thì vỏ quả táo lại căng ra. Tại sao?
- Trong quả táo có nhiều không khí. Khi làm giảm áp suất bên ngoài đi, các khí này sẽ nở ra và do đó đã làm cho vỏ quả táo duỗi thẳng ra.
59. Lúc cất cánh và trước khi hạ cánh, người phục vụ trên máy bay phân phát cho hành khách kẹo để nhằm mục đích gì?
- Áp suất khí quyển phụ thuộc vào độ cao so với mặt biển. Lúc độ cao có sự thay đổi đột ngột: trong quá trình bay lên của máy bay, áp suất khí quyển nhanh chóng giảm xuống và màng nhĩ bị ép ra ngoài; khi máy bay hạ cánh, áp suất khí quyển tăng lên và màng nhĩ bị đẩy vào trong. Sự thay đổi nhanh chóng về áp suất gây đau đầu. Như đã biết, lúc nuốt, tai giữa thông với khoang miệng qua ống Ơxtasơ. Ngậm kẹo làm tăng sự tiết nước bọt và miệng phải nuốt luôn, nhờ đó mà áp suất trong tai giữa nhanh chóng cân bằng với áp suất khí quyển. Do đó sự đau tức trong tai giảm bớt.
60. Các pháo thủ lúc bắn phải há mồm để làm gì?
- Để cho áp suất phía trong màng nhĩ cân bằng với bên ngoài.
61. Do đâu mà các chỗ chai cứng ở chân lại bị đau trước khi trời mưa?
- Trước khi trời mưa, áp suất khí quyển thường giảm xuống. Sự giảm áp suất bên ngoài làm cho các tế bào ở chân giãn nở chút ít, chỗ chai cứng lại không thể giãn nở như các phần mềm khác của cơ thể nên đã tạo ra sự kích thích thần kinh và có cảm giác đau.
62. Con bò cái là động vật thuộc bộ guốc chẵn, con ngựa là động vật thuộc bộ guốc lẻ. Khi đi lại trên đầm lầy và các nơi lầy lội thì con bò dễ nhấc chân lên, còn con ngựa phải khó nhọc lắm mới nhấc nổi chân. Tại sao?
- Khi con ngựa lôi chân ra khỏi chỗ đất lầy thì một áp suất thấp được hình thành ở dưới móng ngựa và áp suất bên ngoài cản trở sự vận động của vó ngựa. Ở các động vật thuộc bộ guốc chẵn, lúc con vật giẫm chân xuống đất thì bộ móng chia làm hai phần, còn lúc rút chân lên bộ móng lại ép vào làm một, và không khí lư thông dễ dàng xung quanh móng.
63. Tại sao ở đáy sông có nhiều bùn, đứng chỗ nông ta lại bị lún xuống nhiều hơn ở chỗ sâu?
- Khi bị nhúng sâu xuống nước, chúng ta sẽ choán một thể tích lớn của nước. Trong trường hợp này, theo định luật Acsimet, một lực đẩy lớn sẽ tác dụng vào chúng ta.
64. Tại sao một người có thể nằm khoanh tay gối đầu trong nước?
- Nếu các khoang trong hai lá phổi chứa đầy không khí, trọng lượng cơ thể người sẽ nhỏ hơn trọng lượng nước bị choán chỗ, tuy chênh lệch không lớn lắm. Vì vậy, người ta có thể nằm khoanh tay gối đầu trên mặt nước. Nhưng chỉ cần rút một tay ra khỏi nước thì phần thể tích của cơ thể bị nhúng chìm trong nước cũng đồng thời giảm đi, lực đẩy giảm đi và đầu hoàn toàn bị nhúng sâu vào nước.
Người không biết bơi đập tay và chân lung tung trong nước, như vậy thật không cần thiết, hay tay thò lên khỏi mặt nước như muốn nắm lấy một vật gì đó chỉ càng làm cho đầu chìm sâu trong nước.
65. Tại sao khi ở nơi có áp suất thấp, ví dụ trên núi cao, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân?
- Điều này được giải thích là trong cơ thể người có một số chỗ chứa không khí, ví dụ như dạ dày, tai giữa, hộp sọ và những chỗ lõm của xương hàm trên. Áp suất không khí trong các chỗ đó cân bằng với áp suất khí quyển. Khi áp suất bên ngoài ép lên cơ thể giảm đi nhanh chóng, không khí có ở bên trong cơ thể nở ra, gây nên sự đè ép lên các bộ phận khác nhau và làm cho đau đớn.
66. Khi thu hoạch các cây có củ (củ cải trắng, củ cải đỏ...), người ta nhận thấy những cây mọc nơi đất đen và đất cát nhổ lên dễ dàng, còn những cây mọc chỗ đất sét ẩm ướt lại khó nhổ. Tại sao lại khác nhau vậy?
- Không khí khó lọt vào đất sét ẩm. Lúc nhổ cây lên là đã tạo ra một áp suất thấp ở phía dưới gốc cây, vì thế, ngoài lực liên kết, cần phải thắng cả lực của áp suất không khí.
67. Tại sao cơ thể người nhẹ hơn nước lại bị chìm nếu không biết bơi, còn con ngựa và nhiều động vật khác khởi đầu đã bơi thạo ngay, mặc dù trước đó nó chưa từng xuống nước bao giờ?
- Con ngựa và những động vật khác mũi ở điểm cao nhất của cơ thể, do đó chúng không cần vận động chân mà vẫn không bị sặc nước.
68. Tại sao đôi khi người ta gọi cá là phi công vũ trụ của sông biển?
- Trọng lượng riêng của cá xấp xỉ bằng 1. Điều này đúng cho cả cá mập khổng lồ lẫn cá bột nhỏ xíu. Nhưng theo định luật Acsimet: lực đẩy chất lỏng tác dụng vào một vật rắn nhúng chìm trong chất lỏng đó có phương thẳng đứng và bằng trọng lượng khối chất lỏng đã bị choán chỗ. Suy ra: trọng lượng của nước bị thay thế đúng bằng trọng lượng của cá. Từ đó rút ra kết luận: bất kỳ một con cá nào sống trong nước hầu như không còn trọng lượng. Cá đã trở thành những nhà du hành vũ trụ độc đáo trong các sông biển.
69. Đối với cá, bong bóng giữ vai trò gì?
- Bong bóng là một loại thiết bị dùng điều chỉnh khối lượng riêng của cá khi di chuyển ở các độ sâu khác nhau. Nhờ có bong bóng mà cá giữ được thăng bằng ở trong nước. Khi xuống sâu, cá giữ cho thể tích bong bóng không đổi và áp suất trong bong bóng cân bằng với áp suất của nước, bằng cách không ngừng bổ sung vào bong bóng ôxy lấy từ máu. Ngược lại, lúc nổi lên trên mặt nước, máu lại hút lấy ôxy trong bong bóng. Sự bổ sung và hút đó diễn ra tương đối chậm. Vì thế, khi cá nổi từ dưới sâu lên nhanh quá, ôxy không kịp hoà tan vào trong máu và bong bóng căng phồng làm cá chết. Nhằm ngăn ngừa tác hại này, ở những cá chình biển có một van an toàn: khi nổi lên nhanh quá, cá tự mở van và xả bớt hơi ở bong bóng ra.
70. Con voi lợi dụng áp suất không khí như thế nào để uống nước?
- Cổ voi ngắn và nó không thể cúi xuống mặt nước như nhiều động vật khác. Voi đã thò vòi xuống và hít không khí vào, khi đó nhờ áp suất của không khí bên ngoài mà nước chảy vào được vòi. Khi vòi đã đầy nước, voi ngẩng lên và dốc nước vào miệng. Tất nhiên, voi không hề biết đến áp suất không khí nhưng nó đã vận dụng như vậy mỗi khi uống nước.
71. Một vài loài chim lớn ở biển thường đi "hộ tống" các con tàu hàng giờ, có khi vài ngày đêm. Đồng thời, khi đi theo tàu, phần lớn chúng không vỗ cánh và chỉ tiêu hao ít năng lượng. Trong trường hợp này, chim vận động được nhờ nguồn năng lượng nào?
- Khi tìm hiểu hiện tượng này người ta đã khám phá thấy là vào những lúc sóng im lặng, có những con chim thường bay phía sau, cách tàu một chút. Còn khi có gió thì chim bay gần phía gió thổi hơn. Người ta cũng nhận thấy nếu chim bị rớt lại phía sau tàu, ví dụ để săn cá chẳng hạn, thì sau đấy khi bay đuổi theo tàu, thường là chim phải tăng cường vỗ cánh.
Tất cả những điều bí ẩn này được giải thích thật đơn giản: khi tàu chạy do hoạt động của động cơ mà tạo ra những luồng không khí nóng bay lên, giữ cho chim ở một độ cao nhất định. Chim tìm thấy được chính xác vị trí, so với tàu và gió, có những luồng hơi đi lên lớn nhất. Do đó chim có khả năng đi du ngoạn mà năng lượng hao phí lại nhờ ở tàu biển.
72. Chân con nhện không có các sợi cơ, tuy thế nhện không những chạy nhanh mà còn nhảy được. Điều đó có thể giải thích như thế nào?
- Người ta đã xác định là các chi của nhện có tác dụng giống như bộ phận truyền chuyển động dùng sức nước, mà máu đóng vai trò chất lỏng.
73. Tại sao khi con chim rơi xuống giếng lại không sao bay thoát lên được?
- Chim không thể bay lên theo đường xiên hay thẳng đứng được, mà chim chỉ bay lên theo đường xoắn ốc. Vì vậy, khi bị rơi xuống giếng, chim không thể thoát ra được.
74. Tại sao khi rơi, con mèo bao giờ cũng hạ chân xuống đất trước?
- Dù rơi trong tư thế nào, bao giờ con mèo cũng chạm đất bằng bốn chân. Điều này có liên quan đến mô-men động lượng. Con mèo đang rơi đã quắp chân và đuôi vào sát mình, và như vậy mèo quay mình nhanh hơn. Khi các chân đã ở phía dưới, nó đưa chân ra, ngừng quay và mèo hạ xuống trên các đôi chân.
75. Tại sao giọng nói của phụ nữ và trẻ em thường cao hơn đàn ông?
- Các dây thanh âm là nguồn âm trong cơ quan phát âm của người. Các dây này rung động là do không khí từ phổi đi ra. Các dây thanh âm ở phụ nữ và trẻ em thường mảnh và ngắn hơn, tần số dao động của những dây này cao hơn của đàn ông.
76. Tiếng kêu của con dế sinh ra bằng cách nào?
- Tiếng kêu của dế sinh ra do sự cọ xát của chân vào cánh. Ở chân loài côn trùng này có nhiều khe, ở cánh có nhiều gai móc.
77. Nếu chú ý quan sát các loài chim bơi lội dưới nước (vịt, ngỗng...) có thể nhận thấy chúng bị chìm xuống nước ít. Hãy giải thích rõ tại sao?
- Lớp lông dày che phủ toàn thân các loài chim bơi được dưới nước không thấm nước và chứa một lượng khá lớn không khí. Nhờ đó mà thân chim ở dưới nước có khối lượng riêng nhỏ và không bị chìm sâu vào nước.
78. Người trượt tuyết nhảy từ dốc lấy đà, lúc bay đã dùng tay để quay - tay trái quay ngược chiều kim đồng hồ, tay phải theo chiều kim đồng hồ. Làm như thế nhằm mục đích gì?
- Vào lúc vận động viên trượt tuyết rời khỏi núi lấy đà thì toàn thân có vị trí gần như thẳng đứng. Chính để nhằm mục đích đảm bảo mức độ vững vàng khi vận động viên tiếp xúc với bề mặt sườn núi, nên người trượt tuyết nhất thiết phải khom người xuống sao cho đường trục đi qua trọng tâm của người có vị trí gần vuông góc với núi lúc hạ xuống đất. Khi quay tay - tay trái theo chiều kim đồng hồ, tay phải ngược chiều kim đồng hồ - vận động viên trượt tuyết dựa theo định luật bảo toàn mô-men động lượng, đã quay toàn thân theo hướng ngược lại cho đến khi có vị trí cần thiết.
79. Tại sao trong rừng lại khó xác định được âm từ đâu phát ra?
- Ở trong rừng, tai tiếp nhận âm thanh phát ra không phải chỉ từ nguồn âm mà còn nghe thấy cả tiếng dội do các âm đập vào cây cối phản xạ lại. Những âm phản xạ này đã gây khó khăn cho việc xác định đúng nơi có vật phát âm.
80. Tại sao những con dơi đang bay, ngay cả trong đêm tối dày đặc, cũng không hề va đập vào các chướng ngại vật?
- Con dơi phát ra những âm khác nhau, song hầu hết những âm này đều nằm trong dải tần ngoài giới hạn nghe được của người. Trong khi bay, con dơi liên tục phát ra đằng trước các xung lượng siêu âm. Nếu trên đường đi, sóng siêu âm gặp một vật nào đó thì từ vật đó sẽ sinh ra sóng phản xạ - tín hiệu dội - tín hiệu này được con vật tiếp nhận. Nhờ có tín hiệu dội nên con dơi phát hiện được các vật nhỏ bé đang chuyển động mà thị giác của con dơi không thấy được. Dơi không những sử dụng tín hiệu dội để định hướng mà còn dùng để tìm kiếm thức ăn. Máy đo độ sâu và các máy dò khuyết tật khác hoạt động theo nguyên tắc cơ quan định vị siêu âm của dơi.
81. Vành tai của nhiều loài động vật cử động được, điều này có ý nghĩa gì?
- Nhờ sự cử động của vành tai, các động vật có khả năng xác định hướng của nguồn âm.
82. Trong những năm gần đây người ta đã ghi nhận được nhiều trường hợp va chạm giữa chim và máy bay chạy bằng động cơ tua-bin và tua-bin phản lực. Đôi khi đã có trường hợp xảy ra tự nhiên là chim đến tấn công vào cả các sân bay. Điều đó có thể giải thích như thế nào?
- Những âm cao do động cơ tua-bin và tua-bin phản lực sinh ra khi hoạt động đã hấp dẫn một số loài chim bay đến sân bay. Tần số dao động và độ dài sóng của các âm này giống như tần số và độ dài sóng của âm do một số lớn côn trùng phát ra.
83. Tình cờ bay qua cửa sổ vào trong nhà, con dơi thường rơi sà xuống đầu người. Tại sao?
- Tóc đã hấp thụ mất sóng siêu âm của dơi, vì thế do không thể nhận được các sóng phản xạ, không thấy được các chướng ngại vật, nên dơi bay sà xuống đầu người.
84. Muối cà chua, dưa chuột, cải bắp và các loại rau khác là dựa vào hiện tượng vật lý nào?
- Muối cà chua, dưa chuột, cải bắp là dựa vào sự khuyếch tán của muối vào các loại rau này
85. Thân nhiệt bình thường của người và gia súc là bao nhiêu?
- Nhiệt độ cơ thể của người khoẻ mạnh là 36,6 độ C. Không phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, nơi cư trú, nhiệt độ cơ thể của các động vật khoẻ mạnh là:
Ngựa: 38 độ C, bò: 38,5 - 39,5 độ C, gà mái và gà mái tây: 41 độ C, vịt và ngỗng: 41,5 độ C.
86. Tại sao ở các căn phòng lạnh, đôi chân bị lạnh trước tiên?
- Không khí lạnh nặng hơn, do đó bao giờ cũng ở sát nền nhà.
87. Tại sao vào những ngày băng giá, vịt lại thích xuống nước?
- Nhiệt độ của nước trong những ngày giá lạnh cao hơn nhiều so với không khí xung quanh. Vì vậy ở trong nước vịt đỡ bị lạnh hơn là ở ngoài không khí.
88. Thân nhiệt của gấu hạ xuống hay tăng lên khi ngủ đông?
- Thân nhiệt của gấu hạ xuống khi ngủ đông vì khi đó sự hô hấp và tuần hoàn của gấu hầu như ngưng trệ.
89. Tại sao vào những lúc nóng nhất trong ngày, thằn lằn và nhiều loài động vật khác sống ở sa mạc lại thích leo lên cành cây?
- Vào lúc nóng nhất trong ngày, cát sa mạc bị nung nóng dữ dội đến mức chỉ cần ở độ cao cách bề mặt lớp cát chừng 5 cm thôi, nhiệt độ đã thấp hơn được vài độ rồi. Do vậy mà thằn lằn leo lên cành cây để tránh nóng.
90. Ngay cả trong thời tiết yên tĩnh nhất, không một ngọn gió làm đung đưa lá cây trên cành, cây liễu vẫn không đứng yên. Những chiếc lá nhỏ của nó vẫn luôn lay động. Tại sao?
- Ngay cả lúc thời tiết lặng gió nhất vẫn có những dòng không khí bốc thẳng từ mặt đất lên. Những dòng không khí nóng bốc lên cao, còn không khí lạnh dồn xuống dưới. Lá liễu dài và mảnh nên chỉ cần một chút không khí di chuyển cũng đủ làm nó lay động, đung đưa.
91. Bằng cách nào mà những con cá voi, hải cẩu, sống trong vùng nước quanh năm đóng băng, vẫn giữ được thân nhiệt cao (30 - 40 độ C)?
- Những động vật này có một lớp mỡ dưới da ngăn cản không cho thân nhiệt mất đi nhanh chóng (mỡ vốn là chất dẫn nhiệt kém).
92. Vịt trời đã tự sưởi ấm như thế nào khi giá lạnh?
- Qua những chỗ băng vỡ trên mặt hồ, những con vịt trời lặn được xuống tận đáy hồ. Ở đó nhiệt độ của nước khoảng 4 độ C.
93. Tại sao trên núi cao, các chi trở nên khó điều khiển và dễ xảy ra trẹo khớp?
- Áp suất khí quyển có khả năng làm cho các khớp khít chặt vào nhau hơn. Với sự giảm áp suất khi lên cao, sự liên kết giữa các xương trong khớp giảm dần. Kết quả là các chi trở nên khó vận động và dễ bị trẹo khớp.
94. Tại sao một số loài chim (gà đồng nhỏ, gà rừng, đa đa, gà gô...) rúc sâu vào trong các tầng tuyết, và đôi khi sống trong tuyết vài ngày đêm liền?
- Tuyết là chất dẫn nhiệt kém, do đó khi tuyết rơi nhiều hay có bão tuyết, lớp tuyết phủ giữ cho các loài chim này khỏi chết cóng.
95. Tại sao cáo ở vùng địa cực có tai bé hơn rất nhiều so với cáo ở nơi khí hậu ôn hoà?
- Tai cáo là cơ quan thoát nhiệt. Vì ở phương Bắc cần thiết phải giảm sự mất nhiệt, nên trong quá trình chọn lọc tự nhiên, để thích nghi nhất với điều kiện sống ở vùng Bắc cực, cáo chỉ có đôi tai bé.
96. Vào những lúc băng giá rất lạnh, chim thường bị chết cóng khi đang bay, nhiều hơn là đậu một chỗ. Tại sao?
- Khi đang bay lớp lông vũ của chim áp sát vào thân và không khí còn giữ lại rất ít, cùng với sự vận động khẩn trương trong không khí lạnh, nên chim toả nhiệt mạnh vào môi trường xung quanh. Sự mất nhiệt này thường rất lớn, đến nỗi chim bị chết rét khi đang bay.
97. Tại sao mắt chúng ta không cảm thấy lạnh?
98. Tại sao lúc nóng bức, mặt người lại đỏ hồng lên?
- Vào lúc nóng bức, cơ thể tăng cường toả nhiệt ra xung quanh qua lớp da. Nhiệt từ các cơ quan theo máu đến da. Tất nhiên là người càng mất nhiệt nhiều, thì lượng nhiệt theo máu đến da càng nhiều. Vào những lúc thời tiết nóng nực, các mạch máu ở da giãn nở mạnh và nhờ đó, lượng máu đi qua nhiều hơn lúc bình thường. Trên mặt người có nhiều mạch máu. Mặt bị đỏ lên là do lượng máu đến da tăng lên.
98. Tại sao khi lạnh người ta lại run lên cầm cập?
- Run là một trong những hình thức tự vệ của cơ thể để chống lạnh. Lúc cơ thể rét run, các cơ co lại, công của cơ được biến đổi thành nhiệt trong cơ thể.
100. Tại sao lá nhiều loài cây cuộn lại khi gặp hạn?
- Mặt dưới lá cây có nhiều lỗ khí. Để giảm bớt sự thoát hơi nước, lá phải quăn lại. Mặt dưới lá mặt trời bị đốt nóng ít hơn nên thoát hơi nước yếu hơn.
101. Tại sao nhiều cây sống ở sa mạc lá lại được thay bằng gai?
- Ở nhiều cây, gai thay thế cho lá là nhằm giúp cho cây tiết kiệm được nhiều hơn lượng nước hao phí, vì gai này bị mặt trời đốt nóng ít hơn là lá cây, do đó sự thoát hơi nước cũng yếu đi nhiều.
102. Tại sao sau mỗi cơn mưa, các bông hoa toả hương thơm ngát hơn?
- Mùi thơm của hoa phụ thuộc vào sự bay hơi của các tinh dầu thơm được tạo ra trong tuyến mật của hoa. Trong thời gian mưa, những giọt nước rơi xuống đài hoa và từ đó lăn vào tuyến mật. Sau cơn mưa, đặc biệt là khi trời hửng nắng, hỗn hợp nước và tinh dầu hoa bắt đầu bốc hơi mạnh hơn so với khi chỉ có tinh dầu không thôi, và trong không khí xuất hiện nhiều hơi có tinh dầu - mùi thơm của hoa bốc lên mạnh.
103. Tại sao dưa chuột bao giờ cũng có nhiệt độ lạnh hơn môi trường xung quanh 1-2 độ C?
- Dưa chuột chứa tới 98% là nước. Nước không ngừng bay hơi làm cho dưa chuột luôn luôn mát lạnh.
104. Tại sao vào những ngày nóng nực chim lại xù lông?
- Ở chim, khác với các động vật máu nóng khác, quá trình bay hơi quan trọng trên bề mặt cơ thể vào lúc nóng nực lại không có, vì chim có lớp da khô và lớp lông vũ dày che chở. Nhưng thay vào đó, chim có một cách thích nghi khác giúp chúng chịu được nóng bức: chim thay đổi độ nghiêng bộ lông của nó theo mức độ nóng của các tia nắng. Vào lúc nóng nực, lớp lông vũ của chim xù lên nhằm giữ cho chim không bị quá nóng.
105. Tại sao áo may ô thường làm bằng vải dệt kim?
- Do đặc điểm cấu trúc, vải dệt kim chun giãn được dễ dàng nên may ô làm bằng vải dệt kim bám sát vào người. Lúc vận động, sự trao đổi nhiệt được đẩy mạnh, người mặc phải chịu đựng những thay đổi đột ngột của nhiệt độ, thì vải dệt kim do thấm nước sẽ hút mồ hôi và điều hoà sự bay hơi, không làm cho cơ thể bị lạnh đi hay nóng quá mức.
106. Tại sao khi trời nóng chó hay thè lưỡi?
- Sự bay hơi mồ hôi trên cơ thể động vật tạo điều kiện cho sự trao đổi nhiệt, nhưng các tuyến mồ hôi ở con chó chỉ nằm ở các đệm của ngón chân, vì vậy để làm cho cơ thể được dịu mát trong ngày nóng bức, con chó há rộng mõm và thè lưỡi ra, quá trình bay hơi của nước bọt ở khoang miệng và lưỡi làm cho nhiệt độ cơ thể chó hạ xuống.
107. Tại sao bị sét đánh, cây cối lại tách làm nhiều phần?
- Khi sét đánh, nước ở trong các tế bào của cây bị đun sôi lên đột ngột và hơi nước làm cho thân cây tách ra.
108. Tại sao hạt dẻ để chỗ nóng thường bị tách ra, kèm theo tiếng nổ lốp bốp?
- Không khí nằm ở dưới lớp vỏ hạt dẻ do bị đốt nóng đã giãn nở, và làm hạt dẻ tách ra kèm theo tiếng nổ.
109. Ở người và động vật, không khí thở ra bao giờ cũng có hơi nước. Nhưng tại sao chỉ nhận ra hơi nước vào những lúc trời lạnh?
- Lúc trời lạnh, đã xảy ra sự ngưng tụ hơi nước thở ra. Những giọt nước nhỏ li ti được tạo ra đó làm tán xạ các tia nắng mặt trời và nhờ đó thấy rõ được.
110. Tại sao những cánh hoa hồng vẫn khô nguyên sau khi trời mưa rất to?
- Cánh hoa hồng chứa chất tinh dầu nhờ đó mà không bị thấm nước.
111. Tại những vùng ao hồ, lá của cây hoa súng đều nằm trên mặt nước. Khi nâng lên hoặc dìm lá xuống thì chúng mất tư thế cũ và bị uốn cong theo nhiều hướng khác nhau. Vì sao như vậy?
- Lá cây hoa súng và nhiều các khác nằm trên mặt nước là vì có sức căng mặt nước. Khi kéo lá lên khỏi mặt nước hoặc ấn chìm xuống, sức căng bề mặt của nước thôi không tác dụng lên nữa.
112. Tại sao khó cởi bít tất bị ướt ra khỏi chân?
- Dưới tác dụng sức căng bề mặt của nước, chiếc tất ướt dính chặt vào chân, vì thế mà khó cởi ra.
113. Tại sao chim én bay liệng thấp trước khi có mưa?
- Trước khi mưa, độ ẩm không khí tăng lên, do đó các con ruồi, bướm nhỏ và nhiều côn trùng khác, cánh bị phủ bởi những giọt nước nhỏ và trở nên nặng thêm. Vì thế chúng phải chúi xuống và những con chim như chim én cũng phải bay theo chúng để săn bắt.
114. Tại sao tóc những người bị nhiễm điện lại dựng cả lên?
- Những sợi tóc bị nhiễm điện bởi cùng một loại điện tích. Như đã biết, những điện tích cùng dấu đẩy nhau, vì thế những sợi tóc giống như một chùm giấy xoè ra xung quanh.
115. Ở chỗ tối dùng tay khô vuốt lông mèo có thể thấy những tia sáng rất nhỏ xuất hiện giữa bàn tay và lông mèo. Hiện tượng gì đã xảy ra?
- Khi vuốt lông mèo đã xảy ra sự nhiễm điện của tay kèm theo những tia lửa điện.
116. Tại sao những con đại bàng, kền kền, diều hâu, và nhiều loài chim lớn khác, bay lượn tít trên cao có thể đứng yên ở một độ cao nhất định mà không cần vỗ cánh?
- Không khí ở mặt đất bị đốt nóng bốc lên khá cao. Những luồng khí này bay lên thì gặp các cánh chim dang rộng và nâng đỡ chim.
117. Tại sao khi lên cao nhanh quá, như ngồi trong máy bay, người ta thấy đau tai?
- Khi cơ thể bị đưa nhanh lên cao, áp suất không khí trong tai giữa chưa kịp cân bằng với áp suất khí quyển. Màng tai lúc đấy bị đẩy ra phía ngoài và người ta cảm thấy nặng tai, đau tai.
118. Tại sao trong rừng khó phát hiện được âm thanh từ đâu phát ra?
- Ở trong rừng, tai tiếp nhận âm thanh phát ra không phải chỉ từ nguồn âm mà còn nghe thấy cả tiếng dội do các âm đập vào cây cối phản xạ lại. Những âm phản xạ này đã gây khó khăn cho việc xác định đúng nơi có vật phát âm.
119. Tại sao ở người, vào những ngày giá lạnh, tóc, lông mi và râu lại có những hạt băng đọng?
- Bởi vì hơi nước thở ra, khi tiếp xúc với các vật lạnh sẽ bị ngưng đọng lại trên các vật đó.
120. Tại sao vào lúc giá lạnh quá, cây cối hay bị nứt ra?
- Khi thời tiết lạnh quá, chất dịch trong cây tăng thể tích, đồng thời làm đứt các sợi trong cây, kèm theo tiếng kêu răng rắc.
121. Lá của nhiều loài cây mọc ở sa mạc được phủ bởi những lông óng ánh như bạc (cây ngải cứu, cây keo...). Sự che phủ ấy có tác dụng gì?
- Những lông nhỏ trên lá cây ngăn cản sự chuyển động của không khí ở gần mặt lá, nhờ thế hơi nước được giữ lại nên hạn chế bớt sự thoát hơi nước qua mặt lá.
122. Vành tai của nhiều loài động vật có thể cử động được, điều này có ý nghĩa gì?
- Nhờ sự cử động của vành tai các động vật có khả năng xác định hướng của nguồn âm.
123. Hai túi lớn nằm hai bên đầu ếch có ý nghĩa gì?
- Các túi hình cầu ở con ếch phồng lên lúc kêu là cơ quan cộng hưởng dùng để khuyếch đại tiếng kêu.
124. Tại sao những chiếc lá ướt rụng xuống lại dính chặt vào các vật khác?
- Chiếc là ướt dính chặt vào vật khác và không rơi ra là do sức căng bề mặt.
125. Tại sao khi gió thổi, tiếng động xào xạc của rừng cây lá kim và rừng cây lá rộng lại khác nhau?
- Rừng cây lá rộng sinh ra tiếng động có âm thấp hơn so với rừng lá kim, vì lá cây trong rừng này có bề mặt rộng. Tiếng động do dao động của lá, do sự va chạm và cọ xát của lá nọ vào lá kia có âm thấp hơn
126. Tại sao những con chim đậu trên dây điện cao thế lại không bị nguy hiểm?
- Khi chim đậu trên dây dẫn, phần thân chim được coi là mạch nhánh mắc song song với đoạn mạch giữa hai chân chim. Khi mắc song song hai đoạn mạch thì giá trị dòng điện trong các mạch tỉ lệ nghịch đối với điện trở. Điện trở của cơ thể chim rất lớn, nếu so sánh với điện trở của một đoạn ngắn dây dẫn. Vì thế, giá trị của dòng điện trong cơ thể chim là không đáng kể và vô hại. Cần phải nói thêm, hiệu điện thế giữa hai chân chim là không đáng kể.
127. Điện thế tối thiểu của dòng điện gây ra tại nạn nguy hiểm cho người là bao nhiêu?
- Có thể xảy ra nguy hiểm khi dòng điện có điện áp khoảng từ 60 vôn trở lên.
128. Tại sao chạm vào cột điện cao thế lại nguy hiểm, mặc dù các dây điện đã cách ly với cột bằng hàng loạt chùm sứ?
- Không có vật cách ly điện lý tưởng. Kể cả sứ, nguyên liệu được dùng để làm vật cách điện cao thế, vẫn có thay đổi theo thời tiết. Bề mặt cái cách điện có phủ một lớp bụi và hơi nước mỏng chính là một vật dẫn điện. Vì dòng điện chạy trong dây cáp là dòng cao thế, nên dòng rò dù nhỏ cũng nguy hiểm với tính mạng con người.
129. Tại sao mắt mèo phát sáng trong bóng tối?
- Trong bóng tối dày đặc, không phải chính mắt mèo phát sáng mà chỉ phản xạ các tia sáng đã rọi vào mắt nó mà thôi. Nơi không thật tối lắm, mắt mèo phát sáng là do hai mắt khúc xạ các tia sáng tương đối yếu, những tia này được đáy mắt phản xạ lại thành chùm phân kỳ, nên đã trông thấy được.
130. Tại sao trong lúc có mưa dông mà đứng tụ tập thành đám đông lại nguy hiểm?
- Lúc đang có cơn dông, đứng tụ tập thành đám đông sẽ gây nguy hiểm vì hơi nước có trong hơi thở của người làm tăng tính dẫn điện của không khí.
131. Sét thường đánh xuống cây cối có rễ ăn sâu vào trong đất. Tại sao?
- Cây có nhiều rễ đâm xuống lớp đất sâu có chứa nước, nối với mặt đất tốt hơn, và vì thế, dưới ảnh hưởng của những đám mây đang tích điện, một lượng điện tích đáng kể của đất ngược dấu với điện tích của những đám mây, được tích lại trên cây.
132. Tại sao ở trong phòng tắm ta cảm thấy nóng hơn ở phòng ngoài, mặc dù nhiệt độ hai phòng là như nhau?
- Trong phòng tắm độ ẩm của không khí cao hơn nhiều so với phòng ngoài, vì vậy cường độ bốc hơi của mồ hôi bị giảm đi, và người ta cảm thấy như nhiệt độ tăng lên nhiều.
133. Tại sao không nên tưới cây vào lúc các tia nắng chiếu hắt xuống cây?
- Khi trời nắng, những giọt nước nhỏ sau khi tưới còn đọng lại trên thân và lá cây, giống như những thấu kính, các tia nắng chiếu vào sẽ hội tụ lại ở một điểm và cây có thể bị rám nắng.
134. Vào mùa xuân, một số cây có thể bị chết mặc dù trời không lạnh lắm, trong khi cũng chính những cây này, trong mùa đông tuy trời rất lạnh, vẫn có thể chịu đựng được. Tại sao?
- Khi mùa đông đến, cây cối loại bớt hơi nước ở cành và thân ra ngoài, nồng độ chất dịch trong cây tăng lên. Nhờ vậy đã bảo vệ cho cây khỏi chết cóng. Sang xuân, nước mà cây đã hút được từ đất hoà lãng các chất dịch trong cây, đến mức chỉ cần một đợt băng giá nhẹ cũng có thể làm cho cây chết cóng.
135. Tại sao con người mắt chúng ta có màu đen?
- Trong mắt xảy ra sự phản xạ nhiều lần của các tia. Con ngươi mắt trong trường hợp này giống như một cái lỗ ở thành bình kín.
136. Có thể cho rằng các vật càng đặt gần mắt thì càng nhìn thấy được rõ không?
- Khi đưa một vật lại gần mắt, chúng ta mở rộng góc nhìn, và do đó có khả năng phân biệt được các chi tiết rõ hơn. Tuy nhiên, không thể nhìn thấy rõ vật đặt gần mắt quá, vì khả năng điều tiết của mắt bị hạn chế. Khoảng cách chừng 25 cm là thuận lợi nhất đối với mắt người bình thường (khoảng cách tốt nhất của thị giác).
137. Nhà ăn B. Zưt-côp đã mô tả trường hợp sau đây: "Có một lần, lúc mới bắt đầu vào hè, tôi cưỡi ngựa đi dọc sông. Bầu trời đầy mây, cơn dông đang kéo đến. Bỗng nhiên tôi nhìn thấy đầu tai ngựa phát sáng. Ngay lúc ấy, phía trên tai ngựa, hình thành giống như những chùm tia lửa màu xanh da trời có hình dạng không rõ lắm. Những tia lửa nhỏ này phụt ra thành luồng. Sau đấy, những luồng ánh sáng chạy quanh bờm và cả đầu ngựa. Tất cả quang cảnh đó diễn ra không quá một phút. Mưa nhỏ nhưng mau hạt và những tia lửa kỳ lạ đó biến mất". Bạn hãy giải thích hiện tượng thiên nhiên đó?
- Hiện tượng đã mô tả có tên gọi "ngọn lửa của thành E-li". Đó là một hiện tượng rất hiếm trong thiên nhiên. Trên các đầu nhọn, các cọc hàng rào và có khi cả trên đầu người nữa, xuất hiện một thứ ánh sáng màu xanh da trời nhạt. Đó chính là sự phóng điện thầm lặng - sự chuyển động của các điện tích trong không khí dưới áp suất khí quyển và điện áp cao.
138. Tình cờ bay qua cửa sổ vào trong nhà, con dơi thường rơi sà xuống đầu người. Tại sao?
- Tóc đã hấp thụ mất sóng siêu âm của dơi, vì thế dơi do không thể nhận được các sóng phản xạ, không thấy được các vật chướng ngại, nên đã bay và sà xuống đầu người
139. Tại sao trước khi ăn người ta mới ngâm xà lách vào nước muối?
- Nếu xà lách tươi đem ngâm nước muối sớm quá, nồng độ muối ở trong và ngoài lá sẽ khác nhau. Do khác nhau về áp suất thẩm thấu, nước muối sẽ hút chất nhựa của xà lách. Do đó, xà lách sẽ bị héo đi, rau mất ngon.
140. Nguồn siêu âm ở cá voi và cá heo là cái gì?
- Ở sọ cá voi và cá heo có những túi nhỏ chứa đầy không khí. Nhờ các cơ mà không khí được đẩy từ túi này sang túi kia, làm cho các màng ngăn giữa các túi luôn luôn rung động. Các âm có tần số và độ lan khác nhau đã được hình thành như vậy. Qua da dầu và qua miệng, các âm này đi thẳng ra môi trường ngoài, khi gặp vật chướng ngại các âm phản xạ trở lại.
141. Tại sao những người cận thị muốn nhìn rõ hơn cần nheo mắt lại?
- Để khắc phục những loại quang sai khác nhau. Mắt là một thiết bị quang học đặc biệt và khi thu hẹp khẩu độ, ảnh thu được rõ nét hơn.
140. Nguồn siêu âm ở cá voi và cá heo là cái gì?
- Ở sọ cá voi và cá heo có những túi nhỏ chứa đầy không khí. Nhờ các cơ mà không khí được đẩy từ túi này sang túi kia, làm cho các màng ngăn giữa các túi luôn luôn rung động. Các âm có tần số và độ lan khác nhau đã được hình thành như vậy. Qua da dầu và qua miệng, các âm này đi thẳng ra môi trường ngoài, khi gặp vật chướng ngại các âm phản xạ trở lại.
141. Tại sao những người cận thị muốn nhìn rõ hơn cần nheo mắt lại?
- Để khắc phục những loại quang sai khác nhau. Mắt là một thiết bị quang học đặc biệt và khi thu hẹp khẩu độ, ảnh thu được rõ nét hơn.
142. Gián bị đứt đầu sống được bao lâu?
- Gián có thể sống thêm 1 tháng dù bị đứt đầu. Gián không có huyết áp tương tự như động vật có vú. Vì vậy, cắt đầu gián sẽ không làm nó chết vì chảy máu. Gián cũng chẳng cần đầu để thở. Chúng cần đầu để ăn, thấy và định hướng hoạt động. Sau một vài tuần sống không có đầu, cuối cùng thì nó cũng sẽ chết vì đói hay mất nước cơ thể.
143. Rùa có bao giờ chết vì già?
- Rùa không hề biết già là gì. Khác với con người, rùa không tiếp tục già đi về mặt sinh học khi cơ thể đạt đến mức trưởng thành. Có con rùa đã già hơn 150 tuổi mà không có dấu hiệu nào về tuổi già. Một số cá cũng có đặc điểm này. Nhưng thật không may, cuối cùng thì chúng cũng phải chết vì thương tích, bị làm mồi săn bắt và bệnh tật.
144. Vì sao phụ nữ sống lâu hơn nam giới?
- Đàn ông có tuổi thọ thấp hơn phụ nữ có lẽ do khả năng tự nhiên chống lây nhiễm vi khuẩn của họ kém hơn. Sự khác nhau chủ yếu này dường như tồn tại ở nhiều động vật, bao gồm cả động vật có vú. Cuộc nghiên cứu trên được thực hiện trên nhiều động vật cho thấy mức độ nhiễm ký sinh trùng như giun, ve... có sự chênh lệch khá lớn giữa giống đực và giống cái.
Gần đây, trên toàn cầu, tuổi thọ của nam trung bình là 65, trong khi của phụ nữ là 70. Sự chênh lệch này không hề thu hẹp trong những năm gần đây, mặc dù y học có những thành tựu đáng kể. Có nhiều giả thuyết cho rằng cách thức hoạt động của cơ thể đàn ông, mà hormone nam testoterone là nguyên nhân chính làm giảm khả năng miễn dịch của họ.
145. Gấu Bắc cực có bao giờ bị cảm lạnh?
- Không. Thông thường, những gã khổng lồ lông trắng ở Bắc cực được bảo vệ chống cảm lạnh và cảm sốt nhờ lớp mỡ dự trữ mà chúng tích luỹ khi mùa đông sắp đến, và hơn nữa còn nhờ bộ lông rất dày có tác dụng như hệ thống sưởi ấm. Bí mật của chúng là hàng ngàn chiếc lông rỗng bên trong giống như những đường ống nhỏ xíu giúp chúng lưu giữ không khí được tia sáng mặt trời sưởi ấm rồi truyền đến hâm nóng các cơ quan. Vì vậy, gấu trắng Bắc cực không hề bị đông cứng ngay cả khi nhiệt độ xuống dưới âm 40 độ C.
146. Chó lùn có bị tiểu đường không?
- Có, nhất là những chú "cao niên". Nó cũng có đầy đủ các triệu chứng như ở con người: lượng insuline sụt giảm trong khi đường huyết tăng cao, thải đường ra trong nước tiểu và luôn khát nước. Theo các nhà thú y, chó lùn bị tiểu đường - thường làm nó mù mắt - là do ăn uống vô độ và thiếu cân đối trong suốt cuộc đời.
147. Chuột lang có bị rối loạn tâm thần không?
- Có. Theo các nhà nghiên cứu Pháp, Mỹ, chuột lang cũng có những triệu chứng tự kỷ (tự khép kín mình) như ở người. Chứng bệnh này có lẽ do những bất thường của não gây nên. Con vật bị rối loạn giao tiếp, khó tiếp xúc với các cá thể khác và khó thích nghi với môi trường sống.
148. Loài khỉ có bị stress không?
- Có. Nhất là khi chúng buồn chán. Theo quan sát của các nhà nghiên cứu về loài khỉ chó tại công viên Serrengeti ở Tanzania, lũ khỉ đực có tôn ti trật tự rất rõ ràng. Có những con đực thống trị và những con khác bị thống trị. Ở những con thống trị, lượng hormone gây stress gia tăng rất nhanh. Kết quả là chúng thường thắng trong các vụ gây gổ, sau đó được tôn vinh và hưởng nhiều đặc quyền khác. Thế nhưng, lượng hormone stress tập trung cao ấy cũng giảm xuống rất nhanh. Trong khi những con yếu thế thì ngược lại, chúng phải chịu đau khổ vì bị thống trị trong thiên đường của họ nhà khỉ. Ở những con vật này, lượng hormone stress cứ tăng lên mãi nhưng sau đó giảm đi rất chậm. Vì vậy, hormone này gây ra những hậu quả tai hại tác động lên cơ thể làm chúng dễ bị tổn thương với những chứng bệnh có liên quan tới stress.
149. Giun đất có bị đau lưng không?
- Không. Con giun di chuyển được là nhờ cơ vòng và cơ dọc - chứ không cần cột sống với đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống và hệ thống cơ đốt sống như người và các loài động vật khác. Vì vậy, chúng chẳng hề biết đến đau lưng là gì. Đôi khi chúng ta đau lưng do bị sái cơ hay bị lạnh. Động vật có xương sống cũng phải chịu chung số phận như con người. Nhiều loài chó còn bị thoát vị đĩa đệm.
150. Con ngươi của mắt ngựa ở vị trí nằm ngang, còn ở mèo và cáo thì ngược lại - thẳng đứng. Vì sao?
- Vị trí nằm ngang của con người mở rộng được góc nhìn trong mặt phẳng nằm ngang. Điều này hết sức quan trọng đối với động vật sống ở đồng bằng trống trải, ở đấy cần phát hiện kịp thời kẻ thù khi chúng vừa mới xuất hiện ở chân trời.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét