Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Biện pháp thi công hầm Thủ Thiêm


Biện pháp thi công hầm Thủ Thiêm

Hầm Thủ Thiêm dài 1.490m, bao gồm 371m hầm dìm. Nói hầm dìm là nói đến phương pháp thi công. Trước tiên, phải xây dựng bể đúc hầm rộng khoảng 6 ha trên khu đất rộng khoảng 10 ha ở phía Q.2. Bể đúc tương tự như một âu thuyền, đảm bảo có thể chế tạo cùng lúc 4 đốt hầm, mỗi đốt có dạng hộp đôi rộng 33,3m, cao 9m, dài khoảng 90m, trọng lượng mỗi đốt nặng đến 36.000 tấn. Cùng lúc với đúc hầm là đào dưới đáy sông Sài Gòn, sâu đến 13 - 14m và xây sẵn móng chuẩn bị cho việc đặt các đốt hầm xuống. Sau khi đúc xong, các đốt hầm tạm thời được bít kín lại, rồi cho nước vào bể đúc để các đốt hầm nổi lên. Sau đó, dùng xà lan kéo các đốt hầm này ra sông và đánh chìm đúng vào vị trí móng đã được ấn định, rồi dùng kỹ thuật để nối ghép các đốt hầm này lại thành một đường hầm nằm sâu dưới đáy sông. Ngoài hầm dìm, ở 2 bên bờ là những đoạn hầm kín và hở với phương pháp thi công ít phức tạp hơn. Vỏ hầm có kết cấu bê tông cốt thép, dày 1,2m, đảm bảo chịu lực, chống thấm tốt và được kiểm tra kỹ khi còn ở trên bể đúc.





Đây là một phương pháp thi công nhanh và hiệu quả, được nhiều nước trên thế giới áp dụng (đặc biệt là ở Nhật Bản, đất nước có nhiều đảo) và họ đã làm rất thành công. Ở Úc, Hồng Kông cũng đã làm hầm dìm; còn ở Đông Nam Á thì hầm Thủ Thiêm là hầm dìm đầu tiên. Obayashi (Nhật Bản) là một tập đoàn lớn có kinh nghiệm về thi công hầm dìm. Họ đã vượt qua nhiều nhà thầu khác về kỹ thuật cũng như giá bỏ thầu và đã trúng thầu xây dựng công trình này.


Thu Thiem tunnel Construction_sequence_immersed_tunnel


Còn đây là slideshow hoàn chỉnh xuyên suốt công nghệ dìm hầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét