Bản nhạc Đàn tranh do Phạm Văn Vĩnh trình bày
1. Bản nhạc đàn tranh: Lý Tình Tang
Đàn Tranh PVV đàn hôm 04/08/2007Bài đàn bắt đầu bằng một đoạn nhạc dạo đầu, gọi là khúc Rao .
Sau đó là bài Lý Tình Tang, bắt đầu bằng chữ Á .
Link : Lý Tình Tang
Bài này thuộc về nhạc Tài Tử Miền Trung . Khúc nhạc rao vì thế mang hơi nhạc Huế .
Bài Lý Tình Tang còn được gọi là Lý Mười Thương .
Xin mời các bạn nghe chơi. Nghe thêm một số bản nhạc đàn tranh tại đây
2. Bản nhạc đàn tranh: Văn Thiên Tường
Lớp dựng và lớp Xê XàngĐàn Tranh PVV đàn hôm 10/10/2009
Bài đàn bắt đầu bằng một đoạn nhạc dạo đầu, gọi là khúc Rao .
Sau đó là bài Văn Thiên Tường, bắt đầu bằng chữ Á .
Link : Văn Thiên Tường
Bài này theo điệu Vọng Cổ pha lẫn hơi Oán trong nhạc Tài Tử Nam Bộ .
Xin mời các bạn nghe chơi .
Paris ngày 13/10/2009,
Phạm Văn Vĩnh
3. Bản nhạc đàn tranh: Văn Thiên Tường 2
Lớp dựng và lớp Xê Xàng (Bản đàn Nguyễn Vĩnh Bảo)Đàn Tranh PVV đàn hôm 07/02/2010
Bài đàn bắt đầu bằng một đoạn nhạc dạo đầu, gọi là khúc Rao .
Sau đó là bài Văn Thiên Tường, bắt đầu bằng chữ Á .
Link : Văn Thiên Tường 07/02/2010
Bài này theo điệu Vọng Cổ pha lẫn hơi Oán trong nhạc Tài Tử Nam Bộ .
Xin mời các bạn nghe chơi .
4 Bản nhạc đàn tranh: Dạ Cổ Hoài Lang
Đàn Tranh PVV đàn hôm 26/11/2007Bài đàn bắt đầu bằng một đoạn nhạc dạo đầu, gọi là khúc Rao .
Sau đó là bài Dạ Cổ Hoài Lang, bắt đầu bằng tiếng gõ Song Lan .
Link : Dạ Cổ Hoài Lang
Bài Dạ Cổ Hoài Lang thuộc về nhạc Truyền Thống Miền Nam, là tiền thân của bài Vọng Cổ . Không ai biết chính xác năm nào bản đàn được sáng tác, ngay cả ông Cao Văn Lầu cũng không biết . Một điều chắc chắn là bản nhạc xuất hiện sau Đệ Nhất Thế Chiến .
Tuy là tiền thân của bản Vọng Cổ nhưng bài Dạ Cổ Hoài Lang lại được đàn theo cách lên dây của điệu Bắc, Hò Xự Xang Xê Cống (Sol La Đô Rê Mi) .
Bản đàn (melodie) mà các bạn nghe đây là do nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo soạn. Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo nói rằng bản này có nhiều âm hưởng của bài Hành Vân Huế . Khúc nhạc rao vì thế mang hơi nhạc Huế .
Xin mời các bạn nghe chơi .
5. Bản nhạc đàn tranh: Nam Xuân Lớp 1
Đàn Tranh PVV đàn hôm 10/11/2009Bài Nam Xuân có 20 câu nhịp 4/4 , chia thành 2 lớp rưỡi .
Đây là lớp 1 gồm 8 câu đầu .
Bài đàn bắt đầu bằng một đoạn nhạc dạo đầu, gọi là khúc Rao .
Sau đó là lớp 1 bài Nam Xuân, bắt đầu bằng chữ Á .
Link : Nam Xuân Lớp 1
Bài này theo điệu Nam Xuân (điệu Nam, hơi Xuân) trong nhạc Tài Tử Nam Bộ . Điệu Nam Xuân diễn tả sự thanh thản tâm hồn, an nhiên, tự tại .
Xin mời các bạn nghe chơi .
6. Bản nhạc đàn tranh: Lưu Thủy Trường
PVV đàn Tranh 18/12/2009 .Bản đàn trích trong sách Thử Tự Học Đờn Tranh, do Nhạc Sư Nguyễn Vĩnh Bảo biên soạn .
Bản Lưu Thủy Trường gồm 4 lớp, 16 câu nhịp 8 . Có nhiều người nói bản đờn gồm 32 câu nhịp tư nhưng theo NS Nguyễn Vĩnh Bảo thì bài này gồm có 16 câu, mỗi câu 8 nhịp . Sự khác biệt giữa nhịp tư và nhịp 8 là ở chỗ gõ Song Lang . Nếu cho rằng bài này gồm 32 câu thì số gõ Song Lang sẽ gấp đôi so với bản đờn 16 câu .
Cũng có giải thích cho rằng bài Lưu Thủy Trường do bài Lưu Thủy Đoản phát triển ra gấp đôi nhưng theo lời giải thích của NS Nguyễn Vĩnh Bảo thì hai bài này không có liên hệ gì với nhau . Bài Lưu Thủy Đoản xuất xứ từ nhạc miền Trung , trong Nam Việt Nam còn gọi là Lưu Thủy Vắn . Còn bài Lưu Thủy Trường là một sáng tác hoàn toàn trong nhạc Tài Tử Nam Bộ và không có xuất xứ từ bản Lưu Thủy Đoản .
Link : Lưu Thủy Trường
Xin mời các bạn nghe chơi .
Bản nhạc đàn tranh: Nam Ai
Nam Ai. Bản đàn của Nhạc Sư Nguyễn Vĩnh Bảo .
Đàn Tranh PVV đàn hôm 07/02/2010
Link : Nam Ai 07/02/2010
Xin mời các bạn nghe chơi .
0 nhận xét:
Đăng nhận xét