Vì sao vẹt, yểng học được tiếng người?
Chỉ một vài loài chim biết hót như vẹt, yểng, khướu là có thể học nói được.
“Mấy giờ rồi?”, “chào bác!’”, “ăn cơm chưa?”, “tạm biệt”… Có tiếng ai the thé thốt lên từ góc vườn, nhìn ra, bạn sẽ kinh ngạc khi thấy đó không phải là tiếng của chủ nhà, mà là tiếng một chú vẹt tinh nghịch. Làm sao nó nói được nhỉ?
Thực ra, đại não của vẹt không phát triển như đại não của người, không có sẵn điều kiện để biết nói. Những câu phát âm đơn giải của chúng chỉ là một kiểu bắt chước vô thức, mà phải do người dạy mới hình thành. Trong trạng thái hoang dã, hiếm thấy con vẹt nào nói được.
Ngôn ngữ là sản phẩm chỉ có trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Ngoài sự cần thiết phải nhờ thanh đới (thông qua cử động nhịp nhàng của họng, lưỡi, răng, môi) để phát âm, còn cần sự kết hợp từ vựng và quy luật ngôn ngữ mới có thể biểu đạt tốt những điều nghĩ ra trong óc. Các loài vẹt, yểng có thể “nói” được những câu đơn giản, chẳng qua là chúng có cái lưỡi vừa nhọn vừa nhỏ, mềm và đầy thịt, nên chỉ biết lặp lại một chuỗi âm tiết mà người ta dạy cho nó thôi. Chưa bao giờ người ta thấy chúng nói được những câu phức tạp cả.
Nhìn chung, loài chim sinh ra là có thể phát âm. Khi người ta thường xuyên lấy vài âm tiết nào đó để gây ảnh hưởng với chúng, lâu ngày chúng sẽ bắt chước được. Tình huống này gọi là phản xạ nói vô điều kiện. Sau này, mỗi khi gặp người, do bị kích thích mà sinh ra phản ứng, chúng nhắc lại mấy âm tiết đơn giản đã học được, đây là phản xạ có điều kiện.
Trong giới động vật, chỉ có loài chim (nhất là những loài biết hót) là có thể bắt chước âm thanh của đồng loại và tiếng kêu của các động vật khác. Còn học nói tiếng người chỉ giới hạn ở vài loài biết hót, như vẹt, yểng, khướu.
Vẹt dạy người biết nói trở lại
Một nhân viên cứu hoả người Mỹ từng mất khả năng nói trong một tai nạn giao thông đã được những con vẹt dạy biết nói trở lại.
Brian Wilson âu yếm với một trong những con vẹt.
Brian Wilson, từ Damascus, bang Maryland, đã trải qua những vết thương nguy hiểm đến tính mạng cách đây 14 năm. Ông Wilson cũng mất luôn khả năng nói trong tai nạn giao thông năm đó.
Nhưng giờ đây Wilson khẳng định tiếng nói của những con vẹt mà ông nuôi đã làm thay đổi nhận định của các bác sĩ, những người từng tin rằng Wilson có thể phải sống phần đời còn lại trên giường bệnh của một nhà dưỡng lão.
“Hai con chim đã dạy tôi biết nói trở lại. Tôi đã bị thương rất nặng ở đầu tới tôi không còn khả năng nói”.
Nhưng 2 con vẹt mà Wilson nuôi làm vật cưng trong nhà từ hồi còn nhỏ đã giúp ông nói trở lại. “Thật bất ngờ, một từ bật ra, rồi sau đó 2 từ và cứ thế nhiều lên”.
Để bày tỏ lòng biết ơn với những con chim đã giúp ông hồi phục, Wilson quyết định dành cả cuộc đời còn lại để chăm sóc những con vẹt mà chủ nhân của chúng không có khả năng hoặc không muốn giữ nữa.
Ông Wilson hiện nay đang sống chung nhà với khoảng 80 con vẹt tuyệt đẹp với đủ các màu khác nhau. Wilson thậm chí còn thành lập một hội tên gọi Hội vẹt Wilson trong đó có dịch vụ cho thuê vẹt để trổ tài tại các bữa tiệc sinh nhật và các sự kiện tập thể.
“Bạn biết vì sao tôi nhận nuôi những con vẹt không? Chúng giúp tôi nói trở lại và giờ đến lượt tôi chăm sóc chúng”.
Lưu Ly
Theo AFP
0 nhận xét:
Đăng nhận xét