Vì sao hoa nở về đêm đều nhạt màu?
Hình bên hoa quỳnhBìm bìm - vẻ đẹp trước bình minh.
Hoa thường nở vào ban ngày, với sắc màu đậm, quyến rũ như hồng, cúc, hướng dương... Nhưng cũng có loài phải đợi đến lúc hoàng hôn đã tàn, hoặc khi trời sắp sáng, mới chịu khoe nhan sắc. Trong màn tối sáng bảng lảng, những sắc hoa trắng vàng nhợt nhạt xem ra càng lả lơi, hấp dẫn với những côn trùng ăn đêm.
Các đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp về đêm là hubơlông, bìm bìm, bầu và mướp. Bìm bìm thường nở lúc chiều chập chạng, còn bầu và mướp lại lên hương vào lúc bốn, năm giờ sáng. Không ít loài hoa nở vào giữa đêm như hoa đãi tiêu, hoa đậu ván hoặc hoa thuốc lá. Đặc điểm chung của hoa đêm là chúng có sắc màu rất nhạt, thường là trắng hay vàng nhạt, và chúng thường có cánh to hơn hoa nở ban ngày.
Nhà bác họ Darwin là người đầu tiên giải thích được bí mật về sự "nhạt màu" của hoa đêm. Ông cho rằng, đó là kết quả chọn lọc tự nhiên đối với sinh vật, diễn ra hàng trăm triệu năm: Ban đêm, dưới ánh sáng rất yếu của trăng sao, chỉ có các màu trắng hoặc vàng nhạt mới hiện lên tương đối rõ. Nhờ vậy, côn trùng ăn đêm mới nhìn thấy chúng, và tìm đến giúp cây truyền phấn hoa.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loài hoa đêm đều có màu trắng hoặc màu nhạt. Ví dụ hoa phấn là một ngoại lệ. Chúng nở vào lúc chập tối và có màu tím sặc sỡ. Màu này tuy khó nhìn, dễ lẫn vào đêm, song thật kỳ lạ, nhiều loài côn trùng tỏ ra rất nhạy cảm với màu tím.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét