Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Tập ngón nhấn trong Đàn Tranh Việt Nam

Tập ngón nhấn trong Đàn Tranh Việt Nam

1. Tập Ngón Nhấn đàn tranh 1

Xem thêm các bài hướng dẫn tập đàn tranh trước:

1. Các học đàn tranh, tổng quan về đàn tranh.2. Cách lên dây đàn tranh Việt Nam3. Cách lên dây đàn tranh trong nhạc Tài Tử Nam Bộ4. Cách lên dây đàn tranh cho Tân Nhạc5. Cách gẩy đàn tranh Việt Nam

1/ Bài tập nhấn dây Sol (Liêu) lên cung La (Xự)


- đặt tay trái lên dây Sol
- đàn dây Sol và dây La hai lần
- đàn dây Sol và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng ngón trỏ của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung La
- đừng nhả tay trái đang kềm dây Sol . Đàn dây La và dây Sol . Nghe và so sánh hai cung . Cả hai cung đều phải cùng cao độ.
- Tập trở lại từ đầu.

Bài đàn

2/ Bài tập nhấn dây Rê (Xê) lên cung Mi (Cống)


- đặt tay trái lên dây Rê
- đàn dây Rê và dây Mi hai lần
- đàn dây Rê và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng ngón trỏ của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Mi
- đừng nhả tay trái đang kềm dây Rê . Đàn dây Mi và dây Rê . Nghe và so sánh hai cung . Cả hai cung đều phải cùng cao độ.
- Tập trở lại từ đầu .

Bài đàn

3/ Bài tập nhấn dây La (Xự) lên cung Đô (Xang)


- đặt tay trái lên dây La
- đàn dây La và dây Đô hai lần
- đàn dây La và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Đô
- đừng nhả tay trái đang kềm dây La . Đàn dây Đô và dây La . Nghe và so sánh hai cung . Cả hai cung đều phải cùng cao độ.
- Tập trở lại từ đầu.

Bài đàn

4/ Bài tập nhấn dây La (Xự) lên cung Đô (Xang) rồi rung cung Đô


- đặt tay trái lên dây La
- đàn dây La và dây Đô hai lần
- đàn dây La và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Đô
- Khi nghe ra cung Đô rồi thì rung cung Đô (rung nhè nhẹ)
- Tập trở lại từ đầu.

Bài đàn

Chúc các bạn thành công .


2. Tập Ngón Nhấn Đàn Tranh 2


1/ Bài tập nhấn dây Sol (Liêu) lên cung La (Xự), Rồi trở về Sol


- đặt tay trái lên dây Sol
- đàn dây Sol và dây La hai lần
- đàn dây Sol và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng ngón trỏ của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung La
- đừng nhả tay trái đang kềm dây Sol . Đàn dây La và dây Sol . Nghe và so sánh hai cung . Cả hai cung đều phải cùng cao độ.
- Kềm dây Sol ở vị trí cung La, đàn cung La trên dây Sol, nhả ngón tay trái ra từ từ để trở về cung Sol .
- Tập trở lại từ đầu.

Bài đàn

2/ Bài tập nhấn dây Rê (Xê) lên cung Mi (Cống), Rồi trở về Rê


- đặt tay trái lên dây Rê
- đàn dây Rê và dây Mi hai lần
- đàn dây Rê và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng ngón trỏ của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Mi
- đừng nhả tay trái đang kềm dây Rê . Đàn dây Mi và dây Rê . Nghe và so sánh hai cung . Cả hai cung đều phải cùng cao độ.
- Kềm dây Rê ở vị trí cung Mi, đàn cung Mi trên dây Rê , nhả ngón tay trái ra từ từ để trở về cung Rê .
- Tập trở lại từ đầu .

Bài đàn

3/ Bài tập nhấn dây La (Xự) lên cung Đô (Xang), Rồi trở về La


- đặt tay trái lên dây La
- đàn dây La và dây Đô hai lần
- đàn dây La và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Đô
- đừng nhả tay trái đang kềm dây La . Đàn dây Đô và dây La . Nghe và so sánh hai cung . Cả hai cung đều phải cùng cao độ.
- Kềm dây La ở vị trí cung Đô , đàn cung Đô trên dây La , nhả ngón tay trái ra từ từ để trở về cung La .
- Tập trở lại từ đầu.

Bài đàn

4/ Bài tập nhấn dây La (Xự) lên cung Đô (Xang) rồi rung cung Đô, Rồi trở về La


- đặt tay trái lên dây La
- đàn dây La và dây Đô hai lần
- đàn dây La và ngay sau khi đàn nhấn dây bằng hai ngón trỏ và giữa của bàn tay trái từ từ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Đô
- Khi nghe ra cung Đô rồi thì rung cung Đô (rung nhè nhẹ)
- Kềm dây La ở vị trí cung Đô , đàn cung Đô trên dây La , nhả ngón tay trái ra từ từ để trở về cung La .
- Tập trở lại từ đầu.

Bài đàn


3. Ngón Nhấn Đàn Tranh 3


Căn bản thì có hai ngón nhấn:

- “Ngón Nhấn lên” là đàn một cung nhạc rồi tay trái nhấn dây lên cao . Cao nửa cung, một cung, hai cung …

- “Ngón Nhấn xuống” là lấy tay trái nhấn dây xuống trước (như khi nhấn để đàn “Thế cung”), đàn một cung nhạc rồi tay bỏ tay trái ra để cung nhạc từ từ đi xuống .

Nếu khai triển thêm thì sau khi nhấn, có thể áp dụng ngón rung, mổ vào ngón đang nhấn hoặc có thể nhấn thêm một cung kế tiếp . Có khi nhấn lên rồi nhấn xuống .

“Ngón nhấn” có khi còn gọi là “ngón luyến”

Thí dụ “ngón nhấn lên” :



(a) đặt tay trái lên dây Sol (Liêu), cách con nhạn khoảng 10 cm , tay phải gẩy dây Sol (Liêu), ngay sau khi gẩy nhấn từ từ bằng ngón trỏ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung La (Xự) – Thời gian nhấn lên bằng một cung đen (vì Sol là nốt đen). Giữ cung La lâu bằng một nốt đen rồi mới nhả tay ra (vì La là nốt đen). .

(b) đặt tay trái lên dây La (Xự), tay phải gẩy dây La (Xự), ngay sau khi gẩy nhấn từ từ bằng hai ngón trỏ và giữa lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Đô (Xang) – Thời gian nhấn lên bằng một nốt đen . Giữ cung Đô lâu bằng một nốt đen rồi mới nhả tay ra .

(c) đặt tay trái lên dây La (Xự), tay phải gẩy dây La (Xự), ngay sau khi gẩy nhấn từ từ bằng hai ngón trỏ và giữa lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Đô (Xang) – Thời gian nhấn lên bằng một nốt móc đơn . Giữ và rung cung Đô, đàn cung Rê (Xê) . Sau khi đàn rung Rê rồi mới nhả cung Đô ra (vì có gạch bên dưới tới cung Rê) .

(d) đặt tay trái lên dây Đô (Xang), tay phải gẩy dây Đô (Xang), ngay sau khi gẩy nhấn từ từ bằng ngón trỏ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Rê (Xê) – Thời gian nhấn lên bằng một nốt đen . Giữ cung Rê lâu bằng một nốt đen rồi mới nhả tay ra .

(e) đặt tay trái lên dây Rê (Xê), tay phải gẩy dây Rê (Xê), ngay sau khi gẩy nhấn từ từ bằng ngón trỏ lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Mi (Cống) – Thời gian nhấn lên bằng một nốt đen . Giữ cung Mi lâu bằng một nốt đen rồi mới nhả tay ra .

(f) đặt tay trái lên dây Rê (Xê), tay phải gẩy dây Rê (Xê), ngay sau khi gẩy nhấn từ từ bằng hai ngón trỏ và giữa lên cao và ngừng nhấn khi tai nghe ra cung Sol (Liu) – Thời gian nhấn lên bằng một nốt móc đơn . Giữ cung Sol lâu bằng một nốt móc đơn rồi mới nhả ngón tay giữa ra (không nhả ngón trỏ) và ngưng lại khi tai nghe ra cung Mi .

Thí dụ “ngón nhấn xuống” :


(a) đặt tay trái lên dây Sol (Liêu), cách con nhạn khoảng 10 cm ,nhấn xuống cung La (Xự) . Y như cách tập “Thế Cung” . Tay phải gẩy dây Sol (Liêu) nhưng âm là cung La, ngay sau khi gẩy nhả tay trái từ từ về cung Sol . Thời gian trở về bằng một nốt đen (vì Sol là nốt đen).

(b) đặt tay trái lên dây Đô (Xang), nhấn xuống cung Rê (Xê) . Y như cách tập “Thế Cung” . Tay phải gẩy dây Đô (Xang) nhưng âm là cung Rê, ngay sau khi gẩy nhả tay trái từ từ về cung Đô . Thời gian trở về bằng một nốt đen .

(c) đặt tay trái lên dây Đô (Xang), nhấn xuống cung Rê (Xê) . Y như cách tập “Thế Cung” . Tay phải gẩy dây Đô (Xang) nhưng âm là cung Rê, ngay sau khi gẩy nhả tay trái từ từ về cung Đô . Thời gian trở về bằng một nốt đen . Khi về lại cung Đô thì rung .

(d) đặt tay trái lên dây Rê (Xê), nhấn xuống cung Mi (Cống) . Y như cách tập “Thế Cung” . Tay phải gẩy dây Rê (Xê) nhưng âm là cung Mi, ngay sau khi gẩy nhả tay trái từ từ về cung Rê . Thời gian trở về bằng một nốt đen .


0 nhận xét:

Đăng nhận xét