Liên kết

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?


Văn hoá phục hưng ở châu Âu được bắt nguồn như thế nào?

Thế kỷ XIV và XV, châu Âu vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của Giáo hội Thiên chúa La Mã. Bất kể ai, chỉ cần hoài nghi Thượng đế, chỉ trích Giáo hoàng hoặc trong tác phẩm có ý trái với “Kinh Thánh”, đều bị coi là “dị đoan”, và bị bắt và chịu sự tra khảo nhục hình và bị đưa ra toà phán xử bị giam, trục xuất, bị thiêu. Một số người chống lại chế độ chuyên chế phong kiến vạch trần những chuyện đen tối trong Giáo hội kể cả một số nhà khoa học tiến bộ thời đó, đều bị toà án dị đoan kết tội, phải chịu những nhục hình tàn bạo. Rất nhiều cuốn sách và những công trình tiến bộ đã bị thiêu huỷ, cấm đoán. Sự tiến bộ của xã hội bị trở ngại nghiêm trọng.

Nhưng cũng thời kỳ này, phương thức sản xuất tư bản cũng đã bắt đầu hình thành và phát triển, nhất là ở các thành phố Bắc Italia giáp Địa Trung Hải như Vơ-ni-dơ, Flo-ren-xơ, là những thành phố công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng phát triển. Giai cấp tư sản mới nổi, để bảo vệ quyền lợi chính trị và kinh tế của họ, đã tiến hành đấu tranh với Giáo hội. Các nhà tư tưởng tư sản chống thần học Thiên chúa giáo, giam cầm lòng người hàng ngàn năm nay, họ phất cao ngọn cờ “Phục hưng” văn hoá cổ điển, nêu lên tư tưởng “nhân văn” tư sản.

Đi tiên phong là phong trào văn nghệ “Phục hưng” được một số văn nghệ sỹ theo chủ nghĩa nhân văn đề xướng ra. Tác phẩm của họ có đặc điểm dân tộc chống phong kiến, chống thần học. Đan-tê, người được coi là “Đại thi hào đầu tiên của thời đại mới”. Trong thi phẩm nổi tiếng “Thần khúc”, biểu hiện trào lưu tư tưởng nhân văn sớm nhất. Ông đã đề xướng rằng “con người” là gốc của thế giới, lên án Giáo hoàng và các thầy tu. Đan-tê đã bị Giáo hội trục xuất, sống cuộc đời lưu vong nơi đất khách. Nhưng ông vẫn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi đối với Giáo hội và Giáo hoàng. Sau Đan-tê còn có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đã đứng lên đả kích sự hủ bại của triều đình Giáo hội và sự sa đoạ của các thầy tu. Dưới sự nỗ lực của nhiều nhà văn hoá, văn học nghệ thuật cận đại châu Âu đã có một nền tảng vững chắc.

Trong thời kỳ này, khoa học tự nhiên cận đại cũng ra đời, chủ yếu thể hiện trong thiên văn học, toán học và cơ học, trong đó thiên văn học mang một ý nghĩa cạch thời đại.

Sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển đã thúc đẩy sự tiến bộ cả khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên phát triển lại tăng thêm sức mạnh để tấn công vào hệ thống thần học của đạo Thiên chúa.

Cô-pec-ních là nhà khoa học Ba Lan, khi còn trẻ chịu ảnh hưởng của tư tưởng nhân văn. Trên cơ sở nghiên cứu nhiều năm về thiên văn học, quan sát các thiên thể, ông đã viết “Thuyết vận hành các thiên thể”. Trong cuốn sách này, ông nêu ra “Thuyết mặt trời trung tâm”, phủ định luận điệu trong “Kinh thánh” rằng: “Thượng Đế đã tạo ra Mặt trời, Mặt trăng, bắt chúng chạy quanh Trái đất”, phủ định thuyết Trái đất là trung tâm, lay đổ tận gốc vũ trụ quan thần học của Thiên chúa giáo. Từ đó bắt đầu cuộc cách mạng trong thiên văn học, thay đổi về căn bản cách nhìn của loài người đối với vũ trụ.

Nửa thế kỷ sau, triết gia người Ý, Brunô vì bảo vệ học thuyết của Cô-pec-nich đã bị Giáo hội giam vào ngục tối 7 năm trời. Brunô kiên định lòng tin vào học thuyết đó, từ chối thừa nhận sai lầm, ngày 8-2-1600, ông đã bị toà án dị đoan tuyên án tử hình và thủ tiêu toàn bộ những tác phẩm của ông.

Sau khi Bruno chết dược 30 năm, tháng 2 năm 1633, Ga-li-lê_nhà khoa học người Italia lại bị Giáo hội giam vào ngục tối. Ông đã tạo ra kính thiên văn để quan sát vũ trụ và các thiên thể, và một lần nữa lại phủ định vũ trụ quan thần học. Ông còn có những phát minh về toán học, vật lý khiến cho nhân loại có nhận thức hoàn toàn mới về vũ trụ. Ông đã bị Giáo hội kết tội, bắt giam và tra tấn.

Trải qua mấy thế hệ đấu tranh và phải trả giá nặng nề, cuối cùng khoa học tự nhiên đã thoát ra khỏi thần học, mạnh bước trên con đường tiến bộ.

Từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII đã xảy ra phong trào văn nghệ phục hưng ở nhiều nước Tây Âu, đó là phong trào văn hoá của giai cấp tư sản, họ đã dùng sức mạnh không gì lay chuyển nổi, phá vỡ những ràng buộc của sự chuyên chế về văn hoá thời kỳ Trung cổ, làm tan rã nhanh chóng chế độ phong kiến đồi bại, mở ra một thời kỳ mới giải phóng tư tưởng, phát triển văn nghệ và khoa học.



NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC THỜI KỲ PHỤC HƯNG



Lâu đài Medici - KTS. Michelozzo Michelozzi di Bartolomeo (1396-1472) 


Trong hai thế kỉ XV,XVI, ở Italia xuất hiện một phong trào văn hoá phục hưng quan trọng, gắn liền với bối cảnh lịch sử của giai đoạn chuyển tiếp từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Kiến trúc Italia lúc đó rất tiêu biểu và có ảnh hưởng rất lớn đối với kiến trúc các nước Tây Âu thời kì manh nha tư bản chủ nghĩa.

Thời Phục hưng, khi con người biết chế tạo ra máy hơi nước và xếp cối xay gió vào viện bảo tàng, con người bất chợt nhận ra mọi chân lí khắc kỷ chỉ là sự lừa dối, là “món hàng của những tên bịp bợm” (Léonard de Vinci). Họ đồng lòng đòi xem lại nhiều giá trị, trong đó có giá trị của cái đẹp. Bằng cuộc sống thực tế, bằng nhiều thành tựu khoa học thực nghiệm, dù phải lên giàn hoả thiêu như Bruno, họ vẫn không hề sợ, và còn lớn tiếng nói rằng: “Trái đất tròn”, “con người do tự nhiên sinh ra”. Ông Adam không phải là vật phẩm của lòng nhân từ được đức Chúa trời véo ra từ phần thừa của đất, và Eva lại càng không phải là mẩu xương sườn của ông Adam do đức Chúa trời rút ra phù phép tạo nên. Nghĩ như vậy họ bèn rủ nhau trèo lên thánh đường tháo các bức tranh cổ có bộ mặt khắc khổ, để treo vào đó những bức tranh lồ lộ những cảm xúc say mê vẻ đẹp của cuộc sống đến ngất ngây cả các vị tu hành. Họ còn dám thể hiện bằng hình tượng rất hấp dẫn về những chàng trai và những cô gái dưới trần gian kéo nhau lên vườn Chúa, đùa vui giữ ngày xuân, ngang nhiên hái những trái cấm, chẳng nể vì một ai. Họ còn để các bạn trẻ ấy chia nhau vị ngọt cuộc sống ( tác phẩm Mùa xuân của Botticelli).





Mùa xuân. Tempera. 203 x 314 cm.


Như vậy, các nhà mĩ học Phục Hưng đã kéo cái đẹp từ thượng giới xuống trần gian và dùng nghệ thuật để thể hiện sự hưởng thụ cái đẹp do con người sáng tạo ra.

Thời kỳ Phục Hưng, nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật tạo hình chiếm vị trí tiên phong trong việc khẳng định đặc trưng của văn hoá. Con người thời kỳ Phục hưng muốn thông qua nghệ thuật để tái tạo và làm chủ thế giới vật chất xung quanh theo tiêu chuẩn của cái đẹp lý tưởng và hiện thực.

Trào lưu kiến trúc Phục Hưng được khởi đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gotic và phục hưng lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình rõ ràng, khúc triết, dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển, dựa trên nguyên tắc “Cổ điển” là “Chuẩn mực”, nó tái hiện một cách khoa học các giá trị chuẩn mực của nghệ thuật tạo hình cổ đại.

Nguyên tắc bố cục và thẩm mỹ của phong cách Phục Hưng khác xa phạm vi của phong cách Gotic. Một cách sâu xa cả phong cách Phục hưng và Baroque đều chứa đựng và phát triển tiếp các nguyên tắc bố cục của Gotic. Tuy nhiên điều ngược lại không có hiệu lực - chúng ta không thể tìm các nguyên tắc bố cục và thẩm mỹ của thời Phục Hưng hay Baroque trong phong cách Gotic. Có thể nhận thấy kiến trúc Phục Hưng khá gần gũi về đặc điểm với kiến trúc cổ đại (bản thân các nghệ sĩ Phục Hưng đã tin rằng họ làm lại kiến trúc cổ đại: họ đã sao chép, nghiên cứu và cố gắng một cách có định hướng để đạt được sự gần gũi với kiến trúc cổ). Nhưng các chuyên gia thì không mấy khó khăn để phân biệt 2 phong cách kiến trúc này - sự khác biệt cơ bản nằm ở các nguyên tắc bố cục và đặc điểm của các hoa văn trang trí.

Kiến trúc Phục Hưng nhấn mạnh đến những nguyên tắc tổ hợp, tính quy luật, ổn định và sự hài hoà. Điều đó xuất phát từ việc con người đã tin vào sức mạnh của mình( kiến trúc xã hội phong kiến đã tạo nên cho công trình những ấn tượng bay bổng, không ổn định, kinh ngạc là do con người không nắm được quy luật thiên nhiên và gửi gắm lòng tin vào thần thánh).
Tuy có những nét tiến bộ nhất định, nhưng việc chú ý tuyệt đến quy luật tổ hợp đã đưa kiến trúc Văn nghệ Phục hưng đến chỗ hình thức chủ nghĩa và thoát ly công năng.

Về nguyên tắc có thể phân biệt hai xu hướng khác nhau trong kiến trúc Phục Hưng. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc.

Xu hướng thứ hai tuy cũng dựa vào thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự như nghệ thuật xây dựng thời Trung cổ, không vươn đến một nghệ thuật xây dựng theo các định luật một cách nghiêm ngặt.

Tại Ý, Donato Bramante đã đạt đến mục tiêu này trong đỉnh cao của thời kỳ Phục Hưng vào khoảng năm 1500 và từ đó chiếm lĩnh ưu thế trong kiến trúc trên toàn nước Ý. Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo trong sáng và hài hòa cân đối. Trong sơ đồ mặt bằng các kiến trúc sư hướng về các hình dáng đơn giản lý tưởng trong hình học như hình vuông hay hình tròn. Các chi tiết kiến trúc như cột, trụ bổ tường, đầu cột, đầu hồi tam giác,... đều trực tiếp dựa vào kiểu mẫu thời Cổ đại. Bên cạnh đó là các phát triển mới dẫn xuất từ khuôn mẫu của thời kỳ Cổ đại. Tất cả các phần xây dựng riêng lẻ đều phải được hòa hợp với nhau và với toàn bộ tòa nhà. Các luận thuyết kiến trúc của nhà xây dựng nổi tiếng người La Mã Vitruvius được tham khảo để tìm ra những tỷ lệ tương quan lý tưởng.




Theo các giai đoạn lịch sử thì kiến trúc Phục Hưng được chia thành ba thời kỳ: tiền kỳ, thịnh kỳ và hậu kỳ.
KIẾN TRÚC PHỤC HƯNG GIAI ĐOẠN TIỀN KỲ


Vào giai đoạn Phục Hưng tiền kỳ, hoạt động kiến trúc sôi nổi nhất ở Florence vì đó là một thành phố thương nghiệp nằm ở miền Bắc Italia với dân số khoảng 90 ngàn người. Ở Florence bấy giờ chính quyền nằm trong tay giai cấp tư sản (đại biểu là gia tộc Medicis). Giai cấp tư sản rất giàu có, xây dựng nhà ở và nhà thờ để thoả mãn cuộc sống xa hoa của mình.
Florence là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới. Thậm chí nhiều người còn gọi nó là một thành phố tráng lệ, tính từ chỉ dùng cho những kiệt tác kiến trúc mà thôi.
Ngày nay, Florence là thủ phủ của vùng Tuscany với hơn nửa triệu người nhưng là một trong những điểm du lịch "nóng" nhất châu Âu bởi kiến trúc độc đáo. Thành phố hàng ngàn năm tuổi này không chỉ ghi điểm bởi sự cổ kính mà còn là một trong những cái nôi văn minh suốt 4 thế kỷ (từ XIV-XIX). Năm 1860, Tuscany trở thành một phần của Vương quốc Italy và Florence được chọn là thủ đô từ năm 1865-1871 và đóng vai trò quan trọng với tư cách là trung tâm văn hóa và nghệ thuật của Italia. Theo thống kê của UNESCO thì 60% những công trình kiến trúc quan trọng nhất của nhân loại nằm tại Italia và có đến một nửa trong số là thuộc về Florence.
Tại đây, người ta có thể bắt gặp những tòa lâu đài cổ, những ngôi nhà thờ, những viện bảo tàng đầy ắp những bức tranh quý hiếm cùng những bức tượng quý giá. Những công trình kiến trúc dày đặc và quý giá không kém gì Rome hay Venice. Cũng dễ hiểu vì Florence là quê hương của phong trào Phục hưng. Nó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên cùng những gì tinh túy nhất trong nghệ thuật kiến trúc Phục hưng với tinh thần của Leonardo da Vinci, Dante, Boccaccio, Michelangelo... hiển hiện trên từng con phố. Một trong những điểm nhấn của Florence là kiến trúc nhà thờ với những mái nhọn đặc trưng của kiến trúc Gothic và nghệ thuật Moorish. Công trình đáng chú ý nhất chính là nhà thờ Duomo of Florence (Brunelleschi) được phủ bằng cẩm thạch. Đây là nhà thờ rộng thứ 4 châu Âu. Florence cũng là nơi tập trung những nhà thờ lớn nhất Italia từ Duomo of Florence, San Lorenzo, Santa Maria Novella đến Santa Croce. Có thể bắt gặp lối kiến trúc này ở bất cứ nơi nào tại Florence.
Thời Phục hưng bắt nguồn từ Florence không chỉ là niềm tự hào của người Italia mà nó còn đi vào lịch sử như giai đoạn phát triển nhất của văn hóa châu Âu. Bức tượng 500 năm tuổi nổi tiếng David của Michelangelo cũng được đặt tại Florence. Trong thời Phục hưng, Florence được chọn đặt những công trình kiến trúc để đời từ cung điện đến các viện bảo tàng, gallery... Bảo tàng nổi tiếng nhất Florence là Uffizi, nơi lưu giữ những tác phẩm vô giá của Botticelli, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Titian và Rubens, những người khổng lồ của văn hóa Ý.
Fillipo Brunelleschi (1377-1446) được coi là kiến trúc sư lớn nhất của Florence, ông là tác giả của nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore, Dục anh viện, Nhà thờ S. Lorenzo, đền thờ Pazzi,…
Công trình đầu tiên đem lại vinh quang cho tên tuổi của Brunelleschi và cũng chính là công trình mở đầu cho thời đại Phục Hưng huy hoàng chính là vòm mái của nhà thờ Florence.




Nhà thờ Santa Maria del Fiore (Duomo) mang phong cách Gotic.


Mặt tiền nhà thờ Duomo


Khác với kiến trúc Gotic coi trọng kết cấu, kiến trúc phục hưng thời kỳ này chỉ chú ý đến tổ hợp công trình, như Dục Anh Viện và lâu đài Medici chẳng hạn.
Nếu như mái vòm nhà thờ Florence mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng, tiếp tục hoàn tất công trình dang dở của thời đại trước, thì công trình Dục Anh Viện ở Florence của Brunelleschi được coi như công trình trọn vẹn đầu tiên được thiết kế trong thời kỳ này.
Dục Anh Viện (hay nhà thương phúc trẻ em) là tác phẩm kiến trúc Italia đầu tiên cố gắng rời bỏ hình thức cũ, do kiến trúc sư lớn nhất của Florence là Brunelleschi (1377-1446) xây dựng vào những năm 1421- 1424.
Đó là một công trình kiểu sân trong, có bộ phận đáng chú ý nhất là hành lang cột Corin hướng ra quảng trường Annundiata, một quảng trường thương nghiệp của thành phố.
Hình thức của hành lang cột này gần gũi với kiến trúc cổ điển ở chỗ dùng hành lang cuốn nửa tròn, có phân vị đơn giản, rõ rang và hoà hợp.Công trình không nặng nề như kiến trúc cổ điển mà nhẹ nhàng, sáng sủa, qua đó ta có thể thấy ảnh hưởng của kiến trúc Gotic vẫn còn lưu lại phần nào trong bút pháp của tác giả.




Mặt tiền Dục Anh Viện (Foundling Hospital)


Sân trong Dục Anh Viện


Trong hai công trình nhà thờ S. Lorenzo và S. Spirito, Brunelleschi đã kết hợp hài hoà các yếu tố truyền thống với những tỷ lệ toán học cân đối, chuẩn mực, các vòm cuốn được sử dụng như những modul trong tổ chức không gian công trình. Trong thiết kế nội thất hai nhà thờ này ông đã khéo léo vận dụng nhiều yếu tố kiến trúc cổ điển như: thức cột corin, mái vòm bán cầu… tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo cho không gian nội thất công trình.



Sân trong nhà thờ San Lorenzo


Nội thất nhà thờ San Lorenzo


Đền thờ Pazzi do Brunelleschi thiết kế được xây dựng trong những năm 1430-1433 cũng là một trong những công trình tiêu biểu của thời kỳ này. Mặc dù công trình có quy mô không lớn nhưng lại có tổ chức không gian rất phong phú; cột, vòm và mái bán cầu được kết hợp trong một tỷ lệ hài hoà cân xứng.



Đền thờ Pazzi


Mặt cắt đền thờ Pazzi

Theo MTMA http://diendan.nguoihanoi.net

Lâu đài Certosa, nhà thờ Carthusian xây dựng ở Pavia, ngoại ô của Milan. 



Lâu đài Certosa ở Milan

Theo MTMA http://diendan.nguoihanoi.net



Hoành tráng lâu đài và cung điện nước Áo


Mỗi lâu đài và cung điện rải rác trên khắp nước Áo đều có những nét độc đáo riêng và những câu chuyện đặc biệt riêng của nó...Điểm chung duy nhất của chúng là sức cuốn hút vượt thời gian đối với mọi du khách. 


Lâu đài nằm ở ngôi làng đẹp như tranh Rappottenstein tọa lạc trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp phía trên sông Kamp Kleiner. Lâu đài này được xây dựng từ thế kỷ thứ XII, nhưng những gì còn lại cho đến ngày nay là có từ thế kỷ XVI khi lâu đài được mở rộng.


Lâu đài Porcia của Spittal. Các phòng và khu vườn xinh đẹp của lâu đài cũng phục vụ cho việc tổ chức nhiều sự kiện văn hóa và xã hội.


Kéo dài suốt 850 năm lịch sử, lâu đài bất khả xâm phạm tại Riegersburg chưa bao giờ bị chinh phục, nó được xây dựng cao gần 500 mét so với mặt đất. Từ đây, người ta có thể chiêm ngưỡng các thung lũng, rừng và vườn nho của phía đông nam của Styria. 


Hội trường lâu đài Ambras Renaissance Tây Ban Nha , nằm gần Innsbruck ở Tyrol có trưng bày đầy đủ chân dung của những người cai trị của Tyrol.


Lâu đài Hochosterwitz trong vùng Carinthia, một trong những lâu đài ấn tượng nhất ở Áo, được xây dựng trên một tảng đá đá vôi.


Các lâu đài của ngôi làng có từ thời trung cổ Mauterndorf ở Salzburg đã từng là một trạm thu phí nằm trên con đường chạy qua dãy núi Alps.


Các pháo đài hùng vĩ thế kỷ thứ mười hai của Kufstein.


Lâu đài Baroque Eggenberg, một trong những lâu đài lâu đời nhất ở Áo.


Lâu đài ở Kreuzenstein có từ thế kỷ thứ 12 hiện là một công trình lộng lẫy mang phong cách kiến trúc Gothic.


Lâu đài Ambras là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của thủ phủ Tyrolean


Các đài phun nước trong các khu vườn của cung điện Hellbrunn là công trình mang phong cách kiến trúc thời kỳ Phục hưng hấp dẫn nhất ở phía bắc dãy Alps.


Một cây cầu kéo dẫn đến lối vào của lâu đài hùng vĩ của Heidenreichstein, được bao quanh bởi nước. 


Nằm ở vùng nông thôn hoang dã và lãng mạn của Feistritzklamm, lâu đài Herberstein là một trong những lâu đài nổi tiếng nhất của Áo.


Lâu đài Schoenbrunn là một trong những tòa nhà quan trọng nhất của di sản lịch sử và văn hóa Áo.


Các sân của Lâu đài Tratzberg là một sự phản ánh kỳ diệu tinh thần của thời kỳ Phục hưng.


Lâu đài Landeck, trong trái tim của Tyrol, là một biểu tượng của thành phố. Nó chứa một bảo tàng tổ chức các triển lãm tạm thời và tổ chức nhiều sự kiện như các buổi hòa nhạc, biểu diễn sân khấu, chiếu phim và các hoạt động cho trẻ em.


Cung điện Schloss Hof nổi tiếng với các sự kiện tuyệt vời.


Lâu đài Hohensalzburg Castle ở Salzburg là pháo đài lớn nhất châu Âu và từ lâu đã là điểm thu hút khách du lịch.

DiaOcOnline.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét