Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Cách gẩy đàn tranh

1. Cách gẩy đàn tranh


Để gẩy đàn tranh, dùng móng gẩy đàn Tranh bằng kim loại hay bằng nhựa . Không nên dùng móng gẩy ngón cái của đàn Ghi Ta vì không đúng cách . Có thể xử dụng hai ngón là ngón cái và ngón trỏ hoặc ba ngón là ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa . Xem thêm cách lên dây đàn tranh tại đây nhé.

Đặt tay phải trên cầu đàn tranh, gẩy dây cách cầu đàn khoảng 2 cm .



Nói là để tay phải lên cầu đàn nhưng thực ra là dùng ngón út hay ngón áp út (hay cả hai ngón này) chống lên cầu đàn . Không nhất thiết phải chống ngón tay lên vòng kim loại chỗ các sợi giây bắc ngang, tuỳ vào bàn tay của bạn, bạn có thể chống ngón tay qua phía bên phải của vòng kim loại, miễn sao bạn cảm thấy thoải mái có thể gẩy các ngón cái, trỏ và giữa một cách tự nhiên là được .

Khi gẩy ngón cái thì gẩy từ phía mình ngồi rồi gẩy ra xa . Móng ngón cái phải nghiêng nghiêng, đầu móng chỉ về phía người đàn .

Khi gẩy bằng ngón trỏ hay ngón giữa thì để ngón trên dây rồi kéo về phía mình . Móng ngón trỏ cũng nghiêng nghiêng, đầu móng chỉ về phía giây số 1 .

Gẩy đàn là để móng đàn lên dây rồi bật dây chứ không dùng sức mạnh của ngón tay để đập vào dây .


Trước khi tra móng vào tay, nên thấm ướt đầu ngón tay để móng dính chặt vô tay mà không rơi ra trong lúc mình đang đàn .

Khi gẩy xong một cung đàn thì ngón tay rơi vào dây kế tiếp và dừng tay ở vị trí đó, không cần phải xê dịch ngón tay đi chỗ khác .

Gẩy đàn là một nghệ thuật, một thú vui . Vì thế phải gẩy một cách tự nhiên, được thì tốt, không được thì gẩy lại, không có gì phải sợ sệt . Bàn tay luôn luôn mềm mại . Nếu sợ sai thì bàn tay sẽ cứng đơ ra !

Để dễ hiểu hơn, mời các bạn xem video Nhạc Sư Nguyễn Vĩnh Bảo hướng dẫn cách gẩy đàn :
Nhạc Sư Vĩnh Bảo hướng dẫn cách gẩy đàn

Video này hiện được phổ biến trên Website VinhBao’s Group tại địa chỉ sau đây :
http://vinhbao.theonly1.net


2. Tập ngón tay phải 1





Bài này bắt đầu bằng hai dấu lặng đen rồi mới vô nốt Hò . Mỗi nốt, dấu lặng trong bài này gía trị một nốt đen . Tức là một nhịp còn gọi là một gõ hay là một nhịp chân .

Lúc đầu bạn tập như sau :

- miệng đếm 1, 2 (cho hai dấu lặng)
- đờn ngón trỏ Hò, Xự , Xang
- đếm 1, 2
- đờn ngón cái Liêu , Cống , Xê, Xàng
- miệng đếm 1, 2
- đờn ngón trỏ Hò, Xự , Xang, Xê
- đếm 1, 2
- đờn ngón cái Liêu , Cống , Xê, Xàng , Xàng
- miệng đếm 1, 2
- đờn ngón trỏ Hò, Xự , Xang
- đờn ngón cái Liêu , Cống , Xê, Xàng

Sau khi đã tập nhiều lần cho quen, bây giờ bạn tập lại và thêm vào mỗi lần đếm hay mỗi nốt đàn một cái dậm chân bên trái .

Bạn nào không thích đọc Hò, Xự , Xang thì đọc như sau :

- miệng đếm 1, 2 (cho hai dấu lặng)
- đờn ngón trỏ Sòl, Là, Đô
- đếm 1, 2
- đờn ngón cái Sól, Mi, Rê, Đồ
- miệng đếm 1, 2
- đờn ngón trỏ Sòl, Là, Đô, Rê
- đếm 1, 2
- đờn ngón cái Sól, Mi, Rê, Đồ, Đồ
- miệng đếm 1, 2
- đờn ngón trỏ Sòl, Là, Đô
- đờn ngón cái Sól, Mi, Rê, Đồ

Xin mời nghe bài đàn


3. Tập ngón tay phải 2





Bài tập ngón tay phải 2 này tương tự như bài tập ngón tay phải 1 .
Trong bài 1 chúng ta chỉ đàn những cung ở âm vực thấp, từ dây số 2 lên dây số 7 . Trong bài tập số 2, chúng ta đàn thêm các dây ở âm vực trung bình, cho tới dây số 12 .

Cách tập giống như cách tập của bài số 1 .

Xin mời nghe bài đàn
Chúc bạn thành công .

0 nhận xét:

Đăng nhận xét