Liên kết

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Bài Rao trong Đàn Tranh Việt Nam

Bài Rao trong Đàn Tranh Việt Nam

Rao

Bài Rao là một khúc nhạc dạo đầu mà nhạc sỹ có thói quen đàn trước khi vào bản đàn .
Xem thêm: Cách chép nhạc của Nguyễn Vĩnh Bảo

Bài Rao phải hợp với tinh thần của bản đàn . Có nghĩa là nếu bản đàn buồn thì khúc nhạc Rao cũng phải buồn . Bản đàn thuộc về điệu nào thì khúc Rao cũng phải theo điệu nấy . Lấy thí dụ bản đàn mà mình sắp đàn là bài Ngũ Điểm, thuộc về nhạc Quảng, thì bài Rao cũng phải theo điệu Quảng . Nếu nói nôm na thì khi bán chè chuối, không có ai rao “ai ăn bánh mì không ?” . Rao như vậy là sai .

Bài Rao trong nhạc Tài Tử Nam Bộ là một bản đàn tự do (ad libitum), do chính người đàn sáng tác ra . Dài ngắn , nhanh chậm tùy ý . Nhưng khi mình học đàn thì thầy viết luôn cho mình học khúc Rao, lúc ban dầu cứ việc lấy mà xài cho quen, mai kia thành công rồi thì tự sáng tác ra mà Rao .

Rao có mục đích tạo không khí cho người nghe và giúp người đàn lấy cảm hứng cho bản đàn sắp diễn tấu . Nó cũng giúp cho người nhạc sỹ kiểm soát lại dây đàn trước khi vào bản .

Sau đây là một khúc Rao Quảng đơn giản . Chúng ta tập nó để đàn với bài Ngũ Điểm hay Bài Tạ đã học qua . Bài Rao này, cộng thêm hai bài Ngũ Điểm và Bài Tạ , có thể đàn một lúc nối tiếp nhau thành một bản khi có dịp trình diễn .



Xin nghe bài đàn

Chúc các bạn thành công .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét