Thứ Ba, 19 tháng 3, 2013

Kim loại có thể tự bốc cháy?


Kim loại có thể tự bốc cháy?

Nếu rải loại bột chì đen mịn lên một tờ giấy đặt trong bóng tối, bạn sẽ thấy những chấm lửa lốm đốm. Nếu gặp thời tiết khô hanh, đám bột chì đó sẽ có thể bùng cháy… Kim loại mà cũng cháy ư, sao lại thế nhỉ?
Như chúng ta đã biết, kim loại phản ứng với oxy ở không khí. Thông thường, phản ứng oxy hoá xảy ra tương đối chậm. Đây là phản ứng sinh nhiệt. Nhiệt lượng sinh ra tích tụ dần dần ở bề mặt kim loại khiến nhiệt độ tăng lên. Khi ta gom các hạt kim loại cực mịn lại thành một đống, diện tích tiếp xúc của các hạt với oxy trong không khí sẽ rất lớn, và tốc độ oxy hoá rất cao. Khi đó, nhiệt lượng thoát ra đủ lớn để các hạt bột mịn đạt đến điểm bắt lửa, và kim loại sẽ tự bốc cháy.


Những kim loại nào có khả năng tự bốc cháy? Phổ biến nhất là sắt và chì, hai kim loại mà người ta vẫn nghĩ là rất ổn định. Trước đây có người đã từng dùng bột sắt khử mịn làm vật liệu dẫn hoá, vì nó có thể tự bốc cháy trong không khí. Chì cũng có thể tự bốc cháy. Nhưng tất nhiên, đó không phải là các mảnh chì và chí lá thường gặp, mà là loại chì mịn, điều chế từ bột chì tractrat khan.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét